LỊCH SỬ TÔN GIÁO NHẬT BẢN - Trang 197

Trong tình hình đó, đặc biệt là sau khi xảy ra sự kiện Oumu

Shinri-kyō, nhiều ánh mắt nghiêm khắc đã nhìn vào tôn giáo.
Cùng với sự gia tăng mức độ căng thẳng của các cuộc chiến tranh tôn
giáo trên toàn thế giới, người ta đã buộc phải đặt một dấu hỏi về
phương cách hoạt động của các tôn giáo hiện nay.

Xem xét lại về khái niệm “tôn giáo” hiện đại

Như nhiều ý kiến đã chỉ trích, trong tôn giáo Nhật Bản hiện nay

có rất nhiều điều không bình thường. Theo thống kê của Bộ Văn
hóa (Bunka-chō) thì số tín đồ của Thần đạo là 100 triệu người, của
Phật giáo là 95 triệu người, tổng số của cả hai tôn giáo là 200 triệu
người, tức là gần gấp đôi dân số Nhật Bản hiện nay. Mặt khác,
theo các điều tra dư luận xã hội thì số người tin vào tôn giáo chỉ
chiếm khoảng từ 30% đến 39% và gần đây thì giảm xuống còn
khoảng từ 20% đến 29%. Vấn đề đặt ra là tại sao lại xảy ra vấn
đề bất bình thường như vậy?

Nhưđã bàn đến ở Phần mở đầu và Chương 10, từ tôn giáo mà

chúng ta sử dụng ngày nay là dịch từ thuật ngữ religion và được dùng
với nghĩa khá hạn định với tư cách là vấn đề tâm linh của các cá
nhân. Từ phạm vi đó, các yếu tố liên quan đến phong tục hay nghi
lễ sẽ bị loại bỏ. Nhà tôn giáo học Kishimoto Hideo (Ngạn Bản Anh
Phu)

(160)

, người có ảnh hưởng lớn đến giới nghiên cứu tôn giáo hiện

nay đã định nghĩa rằng: “Tôn giáo là hiện tượng làm rõ những ý
nghĩa cùng cực trong đời sống con người, tham gia vào việc giải
quyết cùng cực những vấn đề của con người và lấy hoạt động làm
cho người ta tin sùng làm trung tâm“ (Theo Tôn giáo học).

Tuy nhiên, khi những người Nhật nói chung đi thăm viếng ở các

đền thờ hay thăm mộ người thân ở các chùa thì có phải là “ý nghĩa
cùng cực” hay sự “giải quyết cùng cực” hay không? Có lẽ không phải.
Bởi vì, chúng ta không thể nói những hành vi đó không có tính chất

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.