Theo nhà luân lý học Watsuji Tetsurō thì “nhân gian” tức là sự
tồn tại của không gian giữa con người với con người theo đúng nghĩa
của từđó (Theo Luân lý học với tư cách là học thuật nghiên cứu nhân
gian). Chúng ta không chỉ sinh ra trong một không gian vật lý đơn
thuần mà từ đầu đã ở trong mối quan hệ với cha mẹ và thông qua
đó sẽ được đưa vào các “nhân gian” phức tạp khác nữa. Đây không
phải chỉ là luân lý thường nhật của “nhân gian” khi tiếp xúc một cách
cá biệt, mà mở rộng hơn nữa ra thì thể chế chính trị hay kinh tế
cũng là một cách quan hệ của “nhân gian” và thông qua quan hệ đó
chúng ta sẽ có mối liên quan với tất cả mọi người trên thế giới mặc
dù không được gặp trực tiếp.
Những hệ thống và thỏa ước này về cơ bản là có thể ngôn ngữ
hóa. Thông thường đó có thể là những điều đôi bên ngầm hiểu mà
không cần biểu hiện bằng lời nói, nhưng nếu cần vẫn có thể
thuyết minh một cách duy lý. Nếu những thỏa ước này được biểu
hiện bằng ngôn ngữ một cách chặt chẽ thì sẽ trở thành luật. Hơn
nữa, trong khoa học người ta hay nghĩ đến việc làm thế nào để tìm
ra được những nguyên lý trong tự nhiên và xa dời với đời sống của
con người, nhưng một khi nó được cấu thành bởi việc tuân theo
những luân lý mà con người có thể hiểu được thì cũng có thể nói
rằng đó là những nguyên lý tuân theo những quy định của “nhân
gian”.
Những tôn giáo trật ra khỏi “nhân gian”
Nói như vậy, nhưng không hẳn tất cả mọi thứ đều nằm trong
khuôn khổ của những thỏa ước có ý nghĩa. Cũng có những tội vi phạm
thỏa ước mà đã được quy định thành luật hoặc là khi những người
trong cùng một tổ chức vấp phải những thỏa ước khác nhau thì sẽ
sinh ra đối kháng. Nếu đối kháng này phát triển đến mức cực
đoan thì có khi trở thành chiến tranh. Sự trật ra
khỏi “nhân
gian” có thể nảy sinh bởi phút cuồng điên, nhục dục, cái chết, tình