tôn giáo. Nếu biểu hiện tôn giáo bằng những từ như “cùng cực” hay
“tuyệt đối” thì phần đông người Nhật là “Vô tôn giáo”. Thế nhưng,
nếu tính cả những hành vi tôn giáo đã trở thành tập quán trong cuộc
sống thì đa phần người Nhật đều có quan hệ với một tôn giáo nào
đó và số người theo Vô thần luận hay Vô thần giáo với đúng ý
nghĩa của nó là rất ít. Khi nói đến “tôn giáo” ở Nhật Bản thì cần
phải ý thức về việc chúng có hai tầng ý nghĩa này.
Luân lý với tư cách là những quy định bất thành văn
trong nhân gian
Vậy thì vấn đề đặt ra là hai tôn giáo này có phải là không có
quan hệ gì với nhau không? Chúng ta có thể thấy được sự đa tầng
của tôn giáo ở một khía cạnh khác. Tôn giáo một mặt là thứ mang lại
sự linh thiêng, cao quý và bình an, nhưng một mặt lại là giá đỡ cho
bạo lực và chiến tranh. Đặc biệt ngày nay mặt này nổi trội hơn và gây
ra nhiều vấn đề trầm trọng. Bởi vậy, ở phần cuối của cuốn
sách, chúng tôi cũng muốn nhìn nhận lại về tính chất cơ bản của
tôn giáo. Nhưđã trình bày ở Phần mở đầu, tôn giáo là thứ vượt qua
những trật tự duy lý của thế giới. Và ở đây, chúng tôi cũng xin được
phân tích khía cạnh này một cách cụ thể hơn.
Cuộc sống thường nhật của chúng ta đã được lập trình sẵn. Kể cả
con người, vạn vật hay các hành vi đều được gắn những ý nghĩa mà
con người chúng ta có thể hiểu được. Đặc biệt, trong quan hệ giữa con
người với con người đều có thỏa ước ngầm về vai trò của mỗi bên
và đều có những thỏa ước về hành vi ứng với vai trò đó. Có rất
nhiều mối quan hệ khác nhau như cha mẹ-con cái, vợ-chồng, bạn
bè, sư-đệ, cấp trên-cấp dưới, đồng nghiệp, giáo viên-học sinh...
Các quan hệ này đều có những thỏa ước riêng cho từng trường hợp
mà không có mẫu số chung. Nghĩa là, con người luôn sống giữa
những thỏa ước đan xen một cách phức tạp.