cảm, xung động bản năng... Việc vượt qua “nhân gian” để có thể gặp
gỡ chính là “tha giả”. Bởi vậy, “tha giả” cũng là một thực thể mà bản
thân chúng ta không có khả năng lý giải.
Bởi vậy, khi tôn giáo liên đới với bạo lực hay chiến tranh thì
chúng ta cũng không thể khẳng định ngay đó không phải là cách
hành xử vốn có của tôn giáo. Một khi tôn giáo đã mang trong mình
một điểm là thoát khỏi “nhân gian” thì thường xuyên có khả năng dẫn
đến bạo lực và tội phạm. Điều này ngược lại nhiều khi lại làm nên
sức mạnh của tôn giáo. Như đã phân tích ở Chương 10, Kiyozawa
Manshi và những người cùng phái đã chỉ trích một cách sắc sảo mâu
thuẫn giữa tôn giáo và luân lý. Vấn đề quan hệ giữa tôn giáo và luân
lý, tôn giáo và chính trị tuyệt nhiên không thể suôn sẻ theo như sự
điều tiết của con người, mà cần phải nhìn thấu đáo quan hệ mâu
thuẫn và căng thẳng đó để đưa ra cách đối ứng cần thiết.
Bởi vậy, khi tôn giáo liên đới với bạo lực hay chiến tranh thì
chúng ta cũng không thể khẳng định ngay đó không phải là cách
hành xử vốn có của tôn giáo. Một khi tôn giáo đã mang trong mình
một điểm là thoát khỏi “nhân gian” thì thường xuyên có khả năng dẫn
đến bạo lực và tội phạm. Điều này ngược lại nhiều khi lại làm nên
sức mạnh của tôn giáo. Như đã phân tích ở Chương 10, Kiyozawa
Manshi và những người cùng phái đã chỉ trích một cách sắc sảo mâu
thuẫn giữa tôn giáo và luân lý. Vấn đề quan hệ giữa tôn giáo và luân
lý, tôn giáo và chính trị tuyệt nhiên không thể suôn sẻ theo như sự
điều tiết của con người, mà cần phải nhìn thấu đáo quan hệ mâu
thuẫn và căng thẳng đó để đưa ra cách đối ứng cần thiết.
Tôn giáo và quan hệ với người chết
Khi nói đến việc thoát ra khỏi “nhân gian” thì người ta sẽ
nghĩđiều này không liên quan gì đến những con người bình thường.
Nhưng câu chuyện không phải như vậy. Chẳng hạn trong đời sống