LỊCH SỬ TÔN GIÁO NHẬT BẢN - Trang 203

Mở đầu: Nên nhìn nhận Lịch sử tôn giáo

Nhật Bản như thế nào?

Lịch sử tư tưởng Nhật Bản và Thuyết cổ tầng

Maruyama Masao (1914-1996) đã tiến hành nghiên cứu từ lịch sử

tư tưởng đầu thời Edo đến chủ nghĩa Phát-xít tiền chiến và tạo ra
một thời kỳ mang tính bước ngoặt trong giới nghiên cứu. Sau đó, ông
trở lại lập trường của chủ nghĩa hàn lâm và một trong những điểm mà
ông đã đạt tới trong khi cấu trúc lại lịch sử tư tưởng Nhật Bản là
Thuyết cổ tầng. Trong phần “Cổ tầng trong nhận thức về lịch
sử” (Trung thành và phản nghịch), Maruyama đã rút được ra ba
phạm trù “Hình thành” (Naru), “Tiếp nối” (Tsugi), “Phát triển”
(Ikihoi) ngay từ những ghi chép đầu tiên của thần thoại Cổ sự ký
(Kojiki) và Nhật Bản thư kỷ (Nihon shoki). Ông cho rằng, chúng như
một thứ âm trầm bền bỉ có lúc ngân cao, lúc lại phát ra khe khẽ
dưới những ghi chép về lịch sử Nhật Bản hoặc ở những cách tiếp cận
với các sự kiện mang tính lịch sử”. Ở đó dường như đã phản ánh được
tâm thế của bản thân nhà nghiên cứu Maruyama, người từng nỗ lực
đưa tư tưởng cận đại được cho là hợp lý vào xã hội Nhật Bản sau
chiến tranh nhằm ngăn cản việc trở lại tình trạng của nước Nhật
trước chiến tranh, nhưng đành phải từ bỏ những thử nghiệm đó và
đầu hàng bởi sức bám rễ mạnh mẽ của lối tư duy truyền thống.

Trước sự bám rễ kiên cố của tầng văn hóa cổ, Maruyama đã cho

rằng: “Về lãnh thổ, dân tộc, ngôn ngữ, hình thức sản xuất lúa nước
và các hình thái nghi lễ, làng mạc gắn liền với những yếu tố đó
thì “đất nước” của chúng ta có một lịch sử nặng nề là đã kéo dài và
duy trì sự thuần nhất (Homogeneity) đến mức có thể coi là ngoại

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.