LỊCH SỬ TÔN GIÁO NHẬT BẢN - Trang 205

kế thừa và cải biến điều gì? Tất nhiên, tôi không nghĩ có thể đơn
giản hóa và giải quyết những vấn đề đã được chồng xếp một
cách phức tạp trong quá khứ, nhưng chí ít cũng có thể phán đoán theo
hướng đó. Có lẽ đây chính là con đường để chúng ta có thể kế thừa
những vấn đề đặt ra bởi nhà nghiên cứu Maruyama, người đã từng
trăn trở với thuyết về cổ tầng.

Maruyama đã xây dựng khái niệm cổ tầng từ cách nhìn phê phán,

nhưng khi cần thiết định một điều gì đó là bất biến trong lịch sử
thì lại nghiêng về nhìn nhận một cách tích cực. Cách nhìn nhận Tinh
thần Nhật Bản hay Tinh thần của Thần đạo là bất biến kể từ xưa
đến nay chính là bề nổi của Chủ nghĩa Nhật Bản vào thời trước
Chiến tranh thế giới II. Điều này vừa biến đổi hình thái, vừa lặp
đi lặp lại cho đến ngày nay. Nhiều học giả lý luận rằng, nguyên
mẫu lối tư duy của người Nhật đã được định hình từ thời Jōmon

(2)

Yayoi

(3)

. Hơn nữa, lý luận nhìn nhận về phương thức tư duy của Nhật

Bản có từ thời cổ xưa theo thuyết vật linh cũng đã được công chúng
thừa nhận. Những xu hướng trên chỉ là sự phát triển lên từ thuyết
của nhà nghiên cứu Maruyama và nói rộng ra có thể cho tất cả
những điều đó là việc đi tìm cổ tầng của tư duy Nhật Bản.

Việc quay ngược lại lịch sử để làm rõ về tư tưởng của người Nhật

cũng chính là đề tài theo đuổi trong nghiên cứu về Dân tộc học của
nhà nghiên cứu Yanagida Kunio (1875-1962). Cuốn Những câu
chuyện của tổ tiên (1945) được viết với mục đích làm sáng tỏ cách
nhìn nhận về linh hồn của người Nhật sau khi chết vào thời kỳ
chưa tiếp thu Phật giáo. Theo ông: “Quan niệm của người Nhật về
sự tồn tại sau khi chết tức linh hồn sẽ ở lại vĩnh viễn trong lãnh thổ
đất nước này, mà không đi mất đến một nơi xa xăm đã bám rễ sâu
và được duy trì từ thời khởi thủy và chí ít là cho đến ngày nay”.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.