LỊCH SỬ TÔN GIÁO NHẬT BẢN - Trang 206

Tuy nhiên, việc để người chết bên cạnh mình chỉ được hình thành

vào thời đại, khi mà người ta không sợ sự ô uế từ người chết nữa. Vì
vậy, tín ngưỡng đó không thể có “từ thời thế giới con người được sinh
ra” mà chỉ có thể là từ thời cận thế

(4)

. Thực chất, khái niệm đó được

phổ biến do sự tham gia vào nghi lễ đám tang của Phật giáo. Mà như
vậy thì thử nghiệm của nhà nghiên cứu Yanagida trong việc định làm
sáng tỏ tín ngưỡng của người Nhật “từ thời thế giới con người được
sinh ra” bị đứt gánh giữa đường. Yanagida cũng là một trong những
người từng bị huyễn hoặc bởi cổ tầng.

Sự hình thành cổ tầng và những “phát hiện”

Như vậy, tôi không công nhận cổ tầng tồn tại xuyên suốt lịch

sử, mà chỉ cho đó là thứ được hình thành trong quá trình lịch sử. Như
tôi sẽ trình bày rõ trong cuốn sách này, Thần đạo không phải là thứ
bất biến có từ thuở xưa. Chẳng hạn, ngay trong Thuyết vật linh thì
bản thân luận điểm cho rằng thần trú ngụ trong từng ngọn cỏ, gốc
cây đã hình thành ở Nhật Bản từ thời cổ đại là không thỏa đáng.
Trong phạm vi những điều được biết trong lịch sử, thần thường
giáng xuống những vật kỳ lạ trong thiên nhiên (núi, tảng đá, đại
thụ…), hay chính bản thân những động vật đặc thù như rắn, cáo,
hoặc có cả những sứ giả của các vị thần, nghĩa là không phải vạn vật
trong tự nhiên đều ở nguyên hình dáng của mình mà có thể trở
thành thần ngay. Sự tuyệt đối hóa tự nhiên chỉ được hình thành
dưới sự ảnh hưởng của Phật giáo và lan rộng bởi phái Tu nghiệm
đạo

(5)

.

Nếu chúng ta thử mô hình hóa thì thấy cổ tầng được tích tụ và

lắng đọng từ thời cổ đại đến thời trung thế. Đặc biệt, bước ngoặt
lớn nhất là thời kỳ từ cuối thế kỷ VI đến đầu thế kỷ VII. Trong
thời kỳ này lần đầu tiên tư liệu thành văn đã xuất hiện. Sau đó, sự
ra đời và lắng đọng của cổ tầng trong quá trình giao thoa giữa

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.