LỊCH SỬ TÔN GIÁO NHẬT BẢN - Trang 207

Thần đạo và Phật giáo còn kéo dài đến tận thời trung thế

(6)

. Tuy

nhiên, cùng với xu hướng biến đổi của Chủ nghĩa quốc gia dân tộc
từ cuối thời cận thế, những thần thoại như Cổ sự ký và Nhật Bản
thư kỷ hình thành vào thế kỷ VI-VII đã được nhìn nhận lại và coi
như là thứ bất biến, nhất quán với tư cách là cổ tầng xuyên suốt
chiều dài lịch sử. Sau đó, nhiều thử nghiệm trong nghiên cứu đã
được tiến hành từ ngành Dân tộc học đến những luận thuyết về
văn hóa Jōmon hay Thuyết vật linh, trong đó đặt ra vấn đề phải
“phát hiện” cho ra “cổ tầng”. Và như thế thì bản thân việc “phát
hiện” ra cổ tầng mang tính bản sắc của Nhật Bản này tựu trung là
việc hư cấu ra cổ tầng mới, mà không phải là cổ tầng lắng đọng
qua những thăng trầm của lịch sử. Hơn nữa, nếu chúng ta cố
gắng đi tìm yếu tố hoàn toàn không biến đổi trong suốt quá
trình lịch sử thì sẽ trở thành một việc làm cưỡng ép và không khác gì
một câu chuyện giả tưởng, trong khi cổ tầng lắng đọng trong sự
lãng quên mới là yếu tố quyết định đến thời hiện đại từ dưới
ngầm sâu.

“Tôn giáo” là gì?

phần trước tôi có nhắc đến từ “Lịch sử tư tưởng” và “Lịch sử

tôn giáo”, nhưng vấn đề đặt ra là tại sao lại cần thiết phải lấy
tiêu điểm là “tôn giáo” và dưới hình thức là “Lịch sử tôn giáo”? Để làm
rõ điều này, trước hết cần phải suy nghĩ xem “tôn giáo” là gì? “Tôn
giáo” vốn là từ dùng trong Phật giáo, nhưng được dùng với cách như
hiện nay là hoàn toàn mới. Như sẽ trình bày ở Chương 10, đầu thời
Meiji (Minh Trị) “tôn giáo” bắt đầu được dùng với tư cách là từ
được dịch từ “Religion” của các nước Âu Mỹ (Religio của tiếng La
tinh). Khái niệm Religion ở các nước Âu Mỹ chịu ảnh hưởng lịch sử
lâu đời của Thiên chúa giáo, nên đương nhiên là mang đậm màu sắc
Thiên chúa giáo. Bởi vậy, “tôn giáo” mang nặng ý nghĩa về tín
ngưỡng trong tâm linh mỗi cá nhân.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.