quyết trong thế giới này thì buộc người ta phải bước qua khu vực
vốn chỉ có thể kiểm chứng được một cách duy lý. Đó chính là những
vấn đề của tôn giáo. Nho giáo chỉ giới hạn ở những vấn đề luân lý
hiện thế và không liên quan gì đến tôn giáo. Tuy nhiên, khi liên
quan đến các vấn đề của các vị thần hay người chết thì người ta
sẽ phải bước chân vào các vấn đề tôn giáo mà không thể chối cãi.
Tôi sẽ xin được trở lại vấn đề định nghĩa tôn giáo một lần nữa
trong Chương 12.
Sức mạnh của mạch ngầm văn hóa
Dù sao tôn giáo cũng là thứ vượt qua cấp độ tư tưởng được ngôn
ngữ hóa đơn thuần và chỉ cho chúng ta biết rõ hơn về sức mạnh
của mạch ngầm văn hóa. Vấn đề cổ tầng được lắng đọng lại như
thế nào và được “phát hiện” ra sao thì chúng ta không thể lý giải hết
được nếu chỉ trên mức độ ngôn ngữ được biểu hiện ra bên ngoài.
Mặc dù cổ tầng không phải là thứ cá nhân tôi trải nghiệm trong quá
khứ, nhưng lại tạo ra tôi từ trong mạch ngầm sâu xa. Đó chính là thứ
dần được hình thành và lắng đọng lại trong truyền thống lịch sử
dài lâu. Việc sống trong một truyền thống nào đó cũng chính là
việc phải hứng cả sự tích tụ của truyền thống đó và tiếp nhận một
cách vô ý thức sự chi phối của cổ tầng chìm dưới đáy sâu của
truyền thống. Để làm chúng hiển hiện và kiểm chứng với con mắt
tỉnh táo, chúng ta phải đào sâu đến các vấn đề tôn giáo mà đã
vượt qua giới hạn lịch sử tư tưởng được biểu hiện ở lớp vỏ bên ngoài.
Tôn giáo bao hàm các mặt khác nhau như tư tưởng (giáo lý), nghi
lễ, giáo đoàn, chế độ, nhưng ở đây tôi chỉ xin lấy vấn đề tư tưởng
làm trung tâm trong khi vẫn ý thức về các vấn đề khác nêu trên.
Tôi sẽ vừa dựa trên những tư tưởng đã được ngôn từ hóa ở cấp độ bề
mặt bên ngoài, vừa khảo sát các sử liệu khác nhau chưa được chỉnh lý
trước đây, đào sâu đến tầng ngầm và hy vọng sẽ tìm được vết
dấu có thể gợi ý ít nhiều đến mối tương tác mạnh mẽ giữa bề