được truyền tụng cho đến ngày nay. Tuy nhiên, mặc dù vậy chúng
ta vẫn phải khẳng định một điều rằng, vào thời kỳ của Nhật Bản thư
kỷ, Thái tử đã được trao cho vai trò của một thánh nhân, siêu phàm
hơn những người thường. Và chính điều đó đã được kế thừa trở
thành tín ngưỡng tôn sùng Thái tử sau này. Truyền thuyết về Thái
tử hầu như đã được hoàn thành bởi cuốn Thánh Đức Thái tử truyện
lịch (Shōtoku Taishi Denryaku) và từ đó tín ngưỡng đối với Thái tử
ngày càng được mở rộng. Người ta thường biết đến về tín ngưỡng
này nhiều nhất là qua việc nhà sư Shinran (Thân Loan)
trong mình một tín ngưỡng sâu đậm đối với Thái tử.
Điểm tiếp xúc giữa chính trị và Phật giáo
Vấn đề đâu là sự thực lịch sử đành phải để cho những nghiên
cứu sau này, nhưng có một điều cần đưa ra là tại sao tín ngưỡng
đối với Thái tử lại phát triển đến như vậy và cho đến tận ngày nay
vẫn không hề suy chuyển? Lý do lớn nhất là liên quan đến Chế
độ Thiên hoàng. Vị trí của Thái tử trong Nhật Bản thư kỷ được ghi là
Hoàng thái tử, đảm trách vai trò nhiếp chính, nhưng cuối cùng ông
lại không trở thành Thiên hoàng. Thông thường Hoàng thái tử sẽ là
người trở thành Thiên hoàng của thời tiếp theo, nhưng trường hợp
của Thái tử Shōtoku thì điều đó hoàn toàn không được nghĩ tới và
hơn thế nữa không xảy ra một cuộc tranh giành nào xung quanh
ngôi vị vẫn thường thấy vào thời đó. Nói một cách nghiêm cẩn, lúc
đó chưa thể có chế độ Hoàng thái tử hay nhiếp chính và trên thực
tế Thái tử đứng ở vị trí nào cũng không rõ ràng. Ông thân cận với
Thiên hoàng và hoàn toàn có khả năng trở thành Thiên hoàng, nhưng
lại được tạo ra như một nhân vật ngay từ đầu đã không có ý định trở
thành Thiên hoàng.
Tuy nhiên, đây chính là hiện tượng tượng trưng cho vai trò của
Phật giáo trong xã hội Nhật Bản. Mặc dù Phật giáo đã ăn vào tầng
sâu nhất của thể chế quốc gia, nhưng quyền uy mang tính tôn