LỊCH SỬ TÔN GIÁO NHẬT BẢN - Trang 30

giáo của Phật giáo lại không kết hợp làm một với quyền lực chính
trị. Và Thái tử Shōtoku đã được đặt ở đúng điểm tiếp xúc sát với hai
thứ quyền uy này. Trong bối cảnh mang trong mình tính thần
thánh tuyệt đối của Thiên hoàng, hơn nữa còn được trang bị cả
quyền uy của một vị thánh tôn giáo tối cao, tức một người có
quyền uy Phật giáo, người ta đã tự do tạo ra truyền thuyết về ông.

Vai trò trên của Thái tử nghe có vẻ hơi đột phá so với thời đại,

nhưng lại làm người ta liên tưởng đến nhân vật Hikaru Genji (Quang
Nguyên-Thị) trong Nguyên-Thị vật thoại (Genji Monogatari)

(36)

.

Hikaru Genji cũng vốn là con của Thiên hoàng, ở vào vị thế có thể
trở thành Thiên hoàng trong tương lai, nhưng lại bị giáng xuống
hàng quần thần và trở thành Genji. Nhờ đó mà ông vừa thừa hưởng
được tính thần thánh của một Thiên hoàng, vừa được hưởng một
cuộc đời tự do do không thể trở thành Thiên hoàng. Một trong những
bí quyết để Nguyên-Thị vật thoại có thể trở thành một kiệt tác vượt
thời đại có lẽ là do tác giả đã thành công trong việc xây dựng tư cách,
vị thế của nhân vật Hikaru Genji. Khi so sánh với trường hợp của
Thái tử Shōtoku, chúng ta sẽ thấy được nhiều điều thú vị.

II.2 CÁC HÌNH THỨC THẦN PHẬT KẾT HỢP

Các dạng quan hệ giữa Thần và Phật

Hình thức mà Phật giáo và tín ngưỡng thờ thần có quan hệ mật

thiết, đôi khi kết hợp làm một được gọi là Thần Phật tập hợp. Tuy
nhiên, thuật ngữ Thần Phật tập hợp này khá mù mờ và người ta vẫn
thường sử dụng nhầm từ này. Thực ra, đó không phải là từ để chỉ hai
tôn giáo là Phật giáo và Thần đạo hỗn hợp với nhau, mà là quan hệ
giữa tín ngưỡng thờ thần bản địa với Phật giáo hay giữa từng vị thần
cá biệt với Phật. Chúng ta có thể nghĩ đến nhiều hình thái quan hệ
khác nhau như sau:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.