LỊCH SỬ TÔN GIÁO NHẬT BẢN - Trang 33

sinh thành một thiếu niên và hiện lên trước mặt An Thế Cao.
Những câu chuyện như thế này cũng được truyền lại khá nhiều
trong Cao tăng truyện.

Tư tưởng cơ bản của câu chuyện này là cứu các vị thần đang khổ

i trong thế giới luân hồi bằng sức mạnh của Phật. Điều này rất

giống với ý tưởng về xây dựng Thần cung tự của Nhật Bản. Hay nói
đúng hơn, có lẽ cách nghĩ về Thần cung tự của Nhật Bản là ảnh
hưởng từ quan hệ giữa Thần và Phật của Trung Quốc. Thần cung
tự xuất hiện vào nửa đầu thế kỷ VIII, gần với thời kỳ biên soạn Cổ
sự ký và Nhật Bản thư kỷ. Nếu đã công nhận những tư tưởng mới
xuất hiện ở Trung Quốc được những nhà sư như Dōji đem về và
làm cho chúng thích nghi với điều kiện, hoàn cảnh của Nhật Bản
dưới nhiều dạng thức khác nhau thì cũng có thể cho rằng, Thần
Phật tập hợp được hình thành trong bối cảnh giống như vậy.

Kết cấu trong quan hệ này cũng có lợi cho cả phía Phật giáo và

tín ngưỡng thờ thần. Nhìn từ phía Phật giáo thì nhờ đó có thể mở
rộng thế lực dựa trên việc đặt các vị thần bản địa dưới sự chi phối
của mình và nhìn từ phía tín ngưỡng thờ thần thì nhờ việc nhận sự
bảo trợ của Phật giáo mà có thể xác lập được vị trí riêng. Quan hệ này
thống nhất, vừa có tính trên dưới, vừa có sự tương hỗ và công nhận
sự tồn tại song song của nhau. Bởi vậy, tuyệt nhiên không phải tín
ngưỡng bản địa bị thu hút vào Phật giáo và biến mất. Nghĩa là,
không phải thần siêu thoát và trở thành Phật.

Các vị thần bảo hộ Phật giáo

Hình thức thứ hai gọi là Hộ pháp thần. Đây là luận pháp được sử

dụng khi người ta cần xác định vị trí của các vị thần của Ấn Độ
trong Phật giáo. Từ sau thời Vệ Đà, các vị thần được đưa vào trong
thế giới quan của Phật giáo và bảo vệ Phật giáo. Tiêu biểu trong số
đó là Đế Thích Thiên và Phạm Thiên. Đế Thích vốn là Thần

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.