LỊCH SỬ TÔN GIÁO NHẬT BẢN - Trang 35

bằng sức mạnh siêu linh của mình. Họ có quyền uy mạnh mẽ được
thỉnh cầu ở khắp mọi nơi nên càng ngày cảng mở rộng ảnh hưởng.
Hơn nữa, cũng như thần Hachiman kết hợp với linh hồn của
Thiên hoàng Ōjin, các vị thần không chỉ kết hợp với Phật mà còn có
khả năng kết hợp với cả các vị thần khác nữa. Điều đó có thể gọi là
Thần Thần kết hợp.

Ngoài ra, còn có Inari, vị thần có mối quan hệ chặt chẽ với Phật

giáo. Vốn là vị thần liên quan đến thực phẩm và nông nghiệp,
thần Inari đã hiện lên trước nhà sư Kūkai (Không Hải)

(41)

và hứa sẽ

bảo vệ chùa Tō-ji (Đông tự). Hơn nữa, thông qua Phật giáo còn kết
hợp với thần Dakini (Trà Chi Ni) và khắc sâu hơn nữa quan hệ với
Phật giáo.

Những ngự linh được phụng thờ như thần

Hình thức thứ ba có thể thấy một cách điển hình qua Tín ngưỡng

ngự linh sơ kỳ thời Heian. Người ta tin rằng, linh hồn của những
người đột ngột ra đi bởi những âm mưu chính trị sẽ mang đến
nhiều tai họa khác nhau và phải thờ thần để trấn áp các linh hồn
này. Đây chính là các oán hồn. Do chính trị đầu thời Heian bất ổn,
nên nhiều người đã ngã xuống vì những âm mưu, chước sách và
vấn nạn khác như dịch bệnh tràn lan... Người ta cho rằng, việc cúng
tế linh hồn của 6 người theo phái Thân vương Sawara (Tảo Lương)

(42)

tại vườn Shinsen’en (Thần Tuyền uyển) ở kinh đô vào năm

Jōgan thứ 5 (863) chính là trường hợp đầu tiên thấy được. Ở các
linh hồn thường có tính chất của những vị thần hay nổi giận
thường thấy ở các Minh vương của Mật giáo, nên nghi lễ Mật giáo đã
được sử dụng để trấn áp.

Điển hình của những vị thần mang tính chất của một vị thần

Ngự linh là đền Tenman Tenjin (Thiên Mãn Thiên Thần), nơi thờ
Sugawara-no-Michizane (Gian Nguyên Đạo Chân, 845-903).

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.