Indra, Thần Sấm thời Vệ Đà, có tính cách của vị thần anh hùng
như một người chủ của thế giới này. Trong Phật giáo, Đế Thích
được coi là chủ nhân của Đao Lợi Thiên ở Tu Di Sơn. Phạm Thiên là
thần Brahma được nhân cách hóa từ Brahman, tức nguyên lý cơ bản
của vũ trụ ở Ấn Độ. Trong Phật giáo, Phạm Thiên là thần của Sắc
giới. Sau khi Phật Thích Ca đắc đạo và định nhập niết bàn thì người
đứng ra khẩn cầu ngài nán lại thuyết pháp cho chúng sinh lần
cuối chính là Phạm Thiên.
Quan niệm về các vị thần của Ấn Độ như vậy đã được áp dụng
cho các vị thần Nhật Bản, nên người ta đồn rằng, khi đúc tượng
Đại Phật
ở chùa Tōdai-ji (Đông Đại tự) thì thần Usa Hachiman
(Vũ Tá Bát Phiên) ở Kyūshū đã thượng kinh để hỗ trợ cho công trình
vĩ đại này. Đây chính là ví dụ điển hình đầu tiên của hình thức Thần
Phật tập hợp. Người ta không rõ về tố chất của thần Hachiman,
nhưng đây là vị thần chi phối chủ yếu ở vùng phía Bắc Kyūshū và
được coi là linh hồn của Thiên hoàng Ōjin (Ứng Thần). Hachiman
là vị thần được biết đến bởi quan hệ với Phật giáo và đối sánh với
thần Amaterasu. Cũng như Sōgyō Hachiman (Tăng hình Bát Phiên)
, người ta đã phác hình ảnh thần theo tượng Phật và trên thực tế
hiện nay vẫn còn những tác phẩm điêu khắc đó. Hơn nữa, thần còn
được triều đình phong tôn danh là Đại Bồ Tát. Sau đó, vị thần này
còn được cả giới võ sĩ thờ cúng với tư cách là thần bảo trợ của dòng
họ Genji
Nếu nhìn từ phía Phật giáo thì nhờ nhận được sự hỗ trợ của thần
bản địa, nên không phải chịu sự chống đối của xã hội Nhật Bản và
dễ dàng bản địa hóa hơn, còn về phía các vị thần thì có thể mở rộng
quyền lực dựa trên việc mượn sức mạnh của Phật giáo vốn đã liên
kết chặt chẽ với quyền lực trung ương. Đây là ví dụ điển hình trong
đó lợi ích hai bên được thống nhất. Nhờ đó, các vị thần có khả
năng du hành và có thể di chuyển đến cả những vùng miền khác