LỊCH SỬ TÔN GIÁO NHẬT BẢN - Trang 36

Michizane là Hữu đại thần, nhưng được đánh giá là văn nhân và
chính trị gia bậc nhất thời bấy giờ. Tuy nhiên, năm Shōtai thứ 4
(901) ông đã bị giáng xuống Daizaifu (Đại Tể phủ)

(43)

. Sau khi

Michizane mất, những tai họa như bất ổn xã hội, bệnh tật, sấm
chớp thường xảy ra và người ta cho đó là tại ngự linh của Michizane,
nên đã tiến hành thờ cúng tại nơi mà ngày nay người ta gọi là Đền
thờ Kitano Tenmangū (Bắc Dã Thiên Mãn cung)

(44)

. Do được thờ

phụng, nên dần dần đã trở thành Thiện thần bảo vệ quốc gia và
được sùng tín rộng rãi trong xã hội. Hiện nay, Michizane được nhiều
học sinh, sinh viên đến khấn vái trước khi bước vào kỳ thi. Ông
được coi là vị thần học vấn bởi sinh thời ông là một văn nhân.

Ngay cả đền Gion-sha (hiện nay được gọi là Yasaka Jinja) nổi

tiếng cũng có tín ngưỡng hỗn hợp giữa Thần đạo, Phật giáo và Âm
dương đạo. Ở đó người ta thờ thần Ngưu Đầu Thân vương của Âm
dương đạo. Thần này có tác dụng trấn áp tai họa. Gion-matsuri
cũng là lễ hội được nhiều người biết đến. Lễ hội này vốn có mục
đích trừ những tai ương, dịch bệnh do khí hậu mùa hè gây nên. Vì vậy,
người ta đẩy những chiếc xe, chiếc kiệu trưng bày trang hoàng được
coi là nơi trú ngụ của các vị thần đi khắp phố phường để cầu
mong các vị thần vui thú mà tha cho quần dân, thiên hạ.

Ngoài ra còn rất nhiều vị thần được hình thành dựa trên Phật

giáo, đặc biệt là sự phát triển của Tu nghiệm đạo đã góp phần lớn lao
vào sự xuất hiện của các vị thần. Chẳng hạn, Zao Gongen

(45)

vốn

được thần cách hóa từ một nhà tu hành có tên En-no-gyōja, đã đắc
đạo ở núi Kinpusen, vùng Yoshino. Tượng của vị thần này có nét mặt
phẫn nộ theo dòng tượng Bất Động Minh Vương và sống động với
tư thế giơ một bên chân.

Hiện tượng Bản địa thùy tích

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.