LỊCH SỬ TÔN GIÁO NHẬT BẢN - Trang 39

CHƯƠNG 3: Sự phát triển của các hình

thức tín ngưỡng phức hợp

III.1 NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG PHẬT GIÁO

Văn hóa và giáo lý Phật giáo

Vào khoảng thế kỷ VII, VIII Phật giáo được đưa vào với tư cách là

một sự tổng hòa của văn hóa đại lục. Phật giáo không chỉ đơn thuần
là một tôn giáo mà là một tổng thể văn hóa từ khoa học kỹ thuật đến
âm nhạc với những tự viện tráng lệ là đỉnh cao của kiến trúc và kỹ
thuật xây dựng. Thời kỳ đạt đến đỉnh cao của văn hóa Phật giáo thời
cổ đại là thời kỳ Thiên hoàng Shōmu vào giữa thế kỷ VIII. Tự bản
thân Thiên hoàng Shōmu cho mình là “đồ đệ của Tam bảo”, cho xây
dựng Quốc phận tự và Quốc phận ni tự, sau đó tiến hành lễ khai
nhãn cho tượng Phật Rushanabutsu ở Tōdai-ji (Đông Đại tự), ngôi
chùa được xây dựng bằng cách khai thác mọi nguồn lực trong dân
chúng vào năm Tempyō Shōhō (Thiên Bình Thắng Bảo) thứ 4 (752).
Tuy nhiên, vào thời điểm đó chế độ luật lệnh đã bắt đầu đi vào suy
thoái và công trình đúc đại tượng Phật này đã phải mượn cả sự trợ
giúp của Gyōki (Hành Cơ, 668-749), người đứng đầu phong trào
giáo hóa Phật giáo trong dân gian.

Vào thời đại này, hoạt động nghiên cứu Phật pháp được tiến hành

một cách có tổ chức trong Nam Đô lục tông (Nanto Rikushū, bao
gồm Câu Xá, Thành Thực, Luật, Tam Tạng, Pháp Tướng, Hoa
Nghiêm - ND). Tiền đề cho hoạt động nghiên cứu này là phải du
nhập các bộ kinh. Các nhà sư được cử sang nhà Đường và những nhà
sư ngoại lai như Dōshō (Đạo Chiếu), Dōji (Đạo Từ), Gembō (Huyền
Phương), Ganjin (Giám Chân) đã có đóng góp lớn cho sự nghiệp này.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.