giáo lý thì tư tưởng Nhất thừa của Saichō có ảnh hưởng lớn nhất và
về giới luật thì tư tưởng Đại thừa giới cũng do Saichō đề xướng là
căn bản nhất. Và ở đây chúng ta cần phải bổ sung cả tư tưởng Tức
thân thành Phật của Mật giáo do Kūkai đề xuất. Những tư tưởng
này đã hình thành nên nền tảng mang tính cổ tầng của Phật giáo
Nhật Bản. Không chỉ Phật giáo, những tư tưởng này còn có ảnh hưởng
mang tính quyết định đến sự phát triển của toàn bộ tôn giáo Nhật
Bản sau đó.
Xét về quan hệ với chính quyền trung ương, Thiên Thai tông của
Saichō và Chân Ngôn tông của Kūkai đều không phải là Phật giáo
quốc gia được duy trì bởi chính quyền trung ương như Nam Đô lục
tông, mà vừa giương mục tiêu bảo hộ quốc gia lại vừa tăng cường
thế lực để có thể độc lập với chính quyền trung ương. Việc tìm
kiếm và xây dựng các căn cứ như Hieizan (Tỷ Duệ Sơn) và Kōyasan
(Cao Dã Sơn) ở xa kinh đô cũng là vì mục đích đó. Bởi vậy, hai tông
phái này đã có thể kết hợp một cách hữu cơ trên lĩnh vực nghiên cứu
giáo lý và tu hành.
Saichō và hai cuộc tranh luận
Saichō (767-822) là người vùng Oumi (Cận Giang). Ông đã tôn
Gyōhyō (Hành Biểu) của chùa Quốc phận tự vùng Oumi làm thày và
xuất gia. Sau đó, ông thụ giới ở chùa Tōdai-ji và ẩn mình ở vùng núi
Hieizan trong suốt 12 năm liền. Vào năm Enryaku (Diên Lịch) thứ
23 (804), ông đã cùng đoàn Khiển Đường sứ sang nhà Đường, học
chủ yếu về Thiên Thai ở phương Nam và một năm sau thì về nước.
Được sự hỗ trợ của Thiên hoàng Kammu (Hoàn Vũ) vào năm Enryaku
thứ 25, những người xuất gia chính thức hàng năm của Thiên Thai
tông (hay còn gọi là Niên phần độ giả) cũng được công nhận như các
tông phái khác. Sau đó, trải qua những thời kỳ kết giao và đoạn tuyệt
với Kūkai, về cuối đời ông còn nhiệt huyết tham gia vào hai cuộc
tranh luận với giới Phật giáo Nam Đô. Một là cuộc tranh luận với nhà