sư Tokuichi (Đức Nhất) của Pháp Tướng tông về chủ đề Nhất
thừa hay Tam thừa và một là cuộc tranh luận với toàn thể giới Phật
giáo Nam Đô.
Cuộc tranh luận Nhất thừa hay Tam thừa là cuộc tranh luận giữa
quan điểm Tam thừa trong Pháp Tướng tông cho rằng, có sự phân
biệt trong sự ngộ đạo ứng với 3 kiểu người tu hành (tức Tam thừa) là
Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát và quan điểm Nhất thừa của Thiên
Thai tông cho rằng, tất cả con người trên thế gian đều có thể trở
thành Phật. Ở đây, chúng ta có thể thấy, thuyết Nhất thừa tương
đồng với thuyết Tất hữu Phật tính cho rằng, tất cả mọi người
đều mang trong mình Phật tính. Từ đó về sau, thuyết Nhất thừa
và Tất hữu Phật tính đã trở thành tư tưởng chủ đạo trong Phật giáo
Nhật Bản. Cả tư tưởng Bản giác (sẽ đề cập ở phần sau) hay những tư
tưởng Thiền, Tịnh thổ giáo thời Kamakura và tư tưởng của phái Nhật
Liên (Nichiren) cũng được hình thành trên nền tảng những thuyết
trên.
Còn một cuộc tranh luận nữa là về Đại thừa giới và Giới đàn. Từ
sau khi vượt ra khỏi lãnh thổ Ấn Độ, Phật giáo Đại thừa vốn đã
không có giới luật riêng mà theo giới luật của các môn phái Phật giáo
khác. Đại thừa giới (hay còn gọi là Phạm Võng giới) thì đúng là dựa
trên Phạm Võng kinh, nhưng đó không phải chỉ dành cho người xuất
gia mà lại có ý nghĩa là để những người tu tại gia cũng có thể tiếp thu
được tinh thần Đại thừa. Nhà sư Ganjin đến Nhật vào thời Nara có
mang theo giới luật dành cho người xuất gia (tức Cụ túc giới), nhưng
trước Đại tượng Phật của chùa Tōdai-ji thì những người tu tại gia như
Thiên hoàng Shōmu lại cũng thụ giới này.
Saichō là người có ý định thay đổi Phạm Võng giới này thành Cụ
túc giới và sử dụng đó như một thứ giới luật dành riêng cho những
người xuất gia. Cho đến trước đó, những người xuất gia phải thụ
giới ở một trong ba giới đàn (Chùa Tōdai-ji, Chùa Yakushi-ji ở vùng