Shimotsuke, Chùa Kanzeon-ji ở vùng Tsukushi). Tuy nhiên, trên thực
tế đã xuất hiện một lý do khiến Saichō phải xây dựng giới đàn
riêng là các chú tiểu trẻ từ núi Hieizan xuống chùa Tōdai-ji để thụ
giới, nhưng không thể trở lại được nếp tu hành nghiêm kỷ ở Hieizan.
Hơn nữa, nền tảng của chủ trương này còn có tư tưởng thuần túy
Đại thừa, nghĩa là Phật giáo Đại thừa phải có giới luật riêng. Mặc dù
Giới đàn Đại thừa được triều đình công nhận sau khi Saichō mất
(năm 822), nhưng từ đó trở đi các nhà sư theo phái Thiền, Tịnh thổ
và Nhật Liên của thời Kamakura đều được thụ giới dựa trên Phạm
Võng giới này. Cách thụ giới dựa trên Đại thừa giới này là nét đặc
trưng riêng của Nhật Bản và nó đã quy định cách vận hành của các
giáo đoàn Phật giáo Nhật Bản khác biệt hẳn với Phật giáo ở các nước
Châu Á khác. Vì Phạm Võng giới là giới luật chung cho cả những
người xuất gia và tại gia, nên sự phân biệt giữa người xuất gia và tại
gia trở nên mù mờ. Điều này đã dẫn đến truyền thống tu hành
kiểu Tư độ tăng (tức những người xuất gia một cách riêng tư, không
lệ thuộc vào luật của nhà nước - ND), Sa my (tức người xuất gia mà
không thụ giới một cách chính thức - ND) và kéo theo cả sự lỏng lẻo
của giới luật.
Kūkai - Người đắc thụ Mật giáo
Như trên đã đề cập, mặc dù Saichō có ý định đưa Mật giáo vào
Nhật Bản, nhưng không hoàn toàn thành công. Tuy nhiên, Mật giáo
lại là yếu tố tối quan trọng khi chúng ta xem xét về Phật giáo
Nhật Bản từ thời kỳ đó trở về sau. Khởi đầu khi Kūkai du nhập vào
Nhật Bản thì chủ yếu chỉ là những nghi lễ mang tính trấn hộ quốc
gia như là nghi lễ Goshichinichi-no-mishiho (Hậu thất nhật ngự tu
pháp)
được tiến hành trong triều đình. Tuy nhiên, sau đó cùng
với sự phát triển của nền chính trị Nhiếp quan (Sekkan)
, Mật
giáo được sử dụng để thực hiện những ước vọng, ham muốn mang
tính cá nhân của giới quý tộc như lễ cầu mẹ tròn con vuông, lễ trả