LỊCH SỬ TÔN GIÁO NHẬT BẢN - Trang 49

thì bà ở Izu, còn tối lại tu tập trên núi Fuji-san (Phú Sĩ sơn). Sau 3
năm bà được tha bổng, trở thành tiên và bay về trời.

Ngay cả vị thần Hitokoto-nushi từng hãnh diện về uy lực vượt

qua Thiên hoàng của mình cũng run rẩy trước En-no-Ubasoku, người
đã tiếp thu được trong mình năng lực bùa chú mới và đến mức phải
mách lên Thiên hoàng. Thay cho Hitokoto-nushi, người có sức mạnh
dần lên chính là En-no-Ubasoku. Mặc dù ông chủ trương là Phật
giáo, nhưng đã tiếp thu được thuật chú, trong đó hỗn hợp giữa các
yếu tố Đạo giáo và Tín ngưỡng thờ núi

(49)

. Hơn nữa còn có đủ sức

mạnh để đối đầu với Thiên hoàng. En-no-Ubasoku được coi là ông
tổ của Tu nghiệm đạo sau đó. Đây chính là thực thể Phật giáo trong
Nhật Bản linh dị ký.

Phật giáo tỏ ra là có uy lực hơn các vị Thần, nhưng không hẳn

Phật giáo đã có những lý luận cao độ và những tư tưởng sâu sắc. Ở
khu vực gần với thế giới các vị thần bản địa, do việc phải có đủ sức
mạnh vượt lên các vị thần mà Phật giáo đã phát huy được sức mạnh
của mình. Cả Saichō và Kūkai đều phải chọn núi Kōyasan hay
Hieizan, những nơi tiến hành tín ngưỡng thờ núi và nhờ vào việc tái
thiết lại nền Phật giáo thờ núi này mà gây dựng được uy lực. Ở đó
đã chỉ ra được phương hướng phát triển của Phật giáo là bản địa hóa
trên đất nước Nhật Bản.

III.2 SỰ ĐA TẦNG CỦA CÁC HÌNH THỨC TÍN NGƯỠNG

Tín ngưỡng Thời Nhiếp quan Vào đầu thời Heian, người ta đã

tiến hành việc tái cơ cấu lại thể chế Luật lệnh mà trung tâm là vào
thời Thiên hoàng Kammu, nhưng không hoàn toàn thành công.
Cuối cùng đến nửa cuối thế kỷ IX thì xã hội chuyển sang chế độ
chính trị Nhiếp quan mà nền tảng là chế độ trang viên. Tuy nhiên,
về mặt tôn giáo thì thể chế tế tự với vai trò trung tâm của nhà nước
ngày càng suy thoái. Cả những nghi lễ trong Hoàng thất cũng dần

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.