LỊCH SỬ TÔN GIÁO NHẬT BẢN - Trang 58

Kamakura tôn trọng sự nguyên vẹn của tự nhiên và đã có ảnh hưởng
trên phạm vi rộng lớn.

Tư tưởng Bản giác phát triển chủ yếu trong Thiên Thai tông, nên

người ta gọi là Tư tưởng Bản giác Thiên Thai để chỉ giới hạn đó và
ngay từ thời kỳ đầu đã được truyền thừa từ sư phụ sang đệ tử theo
hình thức khẩu truyền (Kuden). Người ta đã gọi đây là Khẩu truyền
pháp môn (Kuden Hōmon), nên hầu như rất khó biết được về sự
hình thành các thư tịch có liên quan. Hơn nữa, không chỉ trong Thiên
Thai tông mà từ thời Viện chính đến thời Kamakura có thể thấy
những tư tưởng tương tự được phổ biến rộng rãi trong giới Phật giáo
thời bấy giờ và được đưa ra như một trào lưu tư tưởng tiêu biểu của
thời đại.

Chẳng hạn, ngay cả trong tư tưởng Bản địa thùy tích của thời kỳ

này người ta coi trọng các Thần đã xuống cứu vớt và ở gần Nhật
Bản, biên thổ của Mạt pháp, hơn là Phật bản địa, bản thể nhưng ở xa
và cuối cùng đã dẫn đến sự lật ngược vai trò của Thần và Phật. Và
xu hướng này cũng không phải là không liên quan đến tư tưởng Bản
giác coi trọng hiện thực như chúng tôi đã trình bày ở trên.

Hijiri và hoạt động cải cách Phật giáo

Phật giáo thời Viện chính đã đạt đến đỉnh cao của sự phức hợp

giữa các tôn giáo và cũng là sự kết thành của nhiều nghi lễ. Tuy
nhiên, vào thời kỳ này đã hình thành một nền Phật giáo giản lược,
nhưng lại có tính thực tiễn cao từ một nền Phật giáo quá phiền phức
và không thực dụng trước đây. Có thể thấy đây chính là đặc trưng của
Phật giáo Kamakura. Điều này có lẽ là do đời sống của người dân
thường đã được nâng lên ở một mức độ nhất định, hơn nữa hoạt
động buôn bán cũng phát triển, nên người ta mưu cầu tôn giáo
nhiều hơn. Thời Kamakura là thời mà về tổng thể giới Phật giáo
hoạt động mạnh mẽ và có nhiều khởi sắc mới. Bởi vậy, chúng ta

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.