cần phải nhìn nhận đây là một thời kỳ mà trong tổng thể giới Phật
giáo xuất hiện nhiều xu hướng cải cách và thử nghiệm mới mang
tính thực tiễn thì sẽ thích đáng hơn là chia thành Phật giáo mới - Phật
giáo cũ hay Phật giáo Hiển Mật và Dị đoan (Itan). Vào thời đại này,
do sức mạnh của sự quy thuộc vào các giáo đoàn đã hình thành trước
đó, nên xảy ra hiện tượng thực hiện cải cách trong khuôn khổ giáo
đoàn vốn có hoặc vượt ra khỏi khuôn khổ đó. Tuy nhiên chúng ta
không thể tách biệt hai hiện tượng này đơn thuần dựa trên sự tách
biệt của hai trào lưu Phật giáo cũ và mới.
Nền tảng tạo nên những cải cách trong giới Phật giáo thời
Kamakura là hoạt động của những nhà sư theo một hình thức mới mà
người ta gọi là Hijiri (Thánh). Hijiri là nhà sư lấy trung tâm hoạt
động là các chùa nhỏ hoặc những nơi xa dời những trung tâm Phật
giáo chính để tu hành và truyền giáo một cách tự do, không lệ thuộc
vào truyền thống, nên nhà sư Kūya (Không Dã, 903-972) đã ca
tụng là “Những thánh nhân ở chốn kẻ chợ” (Ichi no Hijiri) và qua đó
chúng ta có thể thấy hình thái của Hijiri khi mới xuất hiện. Gần
đây người ta coi đặc trưng của Phật giáo mới thời Kamakura là Phật
giáo của những Độn thế tăng (Tonse-sō, tức những người tu hành
trốn khỏi xã hội trần tục - ND). Nói một cách đơn giản, Độn thế
tăng là những nhà sư dân gian bao gồm cả Hijiri, khác hẳn với
những Quan tăng (Kansō) là những người được quốc gia công nhận
và chi trả lương bổng. Chính sự gia tăng của những nhà sư hoạt động
tự do dưới hình thức như vậy đã làm cho Phật giáo thời Kamakura trở
nên sôi động.
Sự quá khích trong giáo đoàn của Hōnen
“Vụ án” tạo nên sự khởi sắc của Phật giáo Kamakura có lẽ là
phong trào của giáo đoàn do nhà sư Hōnen (Pháp Niên) đứng đầu.
Bản thân Hōnen vốn là người hoạt động ở một cơ sở của Thiên Thai
tông đặt tại vùng Kurodami (Hắc Cốc) cho đến cuối đời mà