LỊCH SỬ TÔN GIÁO NHẬT BẢN - Trang 61

của các tông phái Phật giáo vốn có, cuối cùng đã trở thành một
vấn đề xã hội và bị đàn áp từ năm Genkyū (Nguyên Cửu) thứ 3
(1206) đến năm Ken’ei (Kiến Vĩnh) thứ 2 (1207). Kết quả là giáo
đoàn của Anraku (An Lạc) có hai người bị xử tử, còn Hōnen và
Shinran (Thân Loan) thì bị lưu đày.

Sau khi Hōnen mất, giáo đoàn đó chủ yếu do Shōkū (Chứng

Không) của phái Seizangi (Tây Sơn Nghĩa) và Ryūkan (Long Khoan)
của phái Tanengi (Đa Niệm Nghĩa) duy trì, nhưng họ cũng bị đàn áp,
suy yếu và những nhà sư như Benchō (Biện Trưởng) của phái
Chinzeigi (Trấn Tây Nghĩa) mà đóng cơ sở ở Kyūshū (Cửu Châu)
dần có thế lực hơn. Giáo đoàn của Shinran (1173-1262) thì ổn định

vùng Kantō (Quan Đông), nhưng lúc đầu rất nhỏ. Bản thân

Shinran sau thời gian hoạt động truyền giáo ở Kantō thì cuối đời
cũng lại trở về Kyōto. Trong trước tác chính của ông là Giáo hành tín
chứng (Kyōgyōshinshō) đã phát triển tư tưởng lấy niệm Phật làm
trung tâm của Hōnen lên một bước và xây dựng hoàn thiện tư tưởng
lấy Tín (tức Tín niệm, niềm tin tôn giáo - ND) làm trung tâm. Môn
phái của Shinran phát triển lên thành tông phái Tịnh thổ chân tông
(Jōdo Shinshū) là từ nửa sau thời Muromachi trở đi.

Hoạt động của Hōnen không chỉ ảnh hưởng lớn đến các đệ tử trực

tiếp của ông mà còn lan ra toàn thể giới Phật giáo lúc bấy giờ. Nếp
tu hành niệm Phật được hầu hết các tông phái đưa vào sử dụng.
Hơn nữa, để cạnh tranh lại với hình thức tu tập này, người ta còn nghĩ
ra nhiều phương pháp thực hành khác nữa. Xét về mặt tư tưởng có
thể thấy, Tịnh thổ giáo của Hōnen đã sinh thoát khỏi tư tưởng cố
hữu của Phật giáo, nên đã dẫn đến sự phê phán của các tông phái
khác, nhưng ngược lại qua sự phê phán đó đã làm nảy sinh nhiều tư
tưởng mới.

Những nhà sư phê phán Hōnen

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.