và sau khi về nước thì thuyết pháp ở chùa Kōshō-ji (Hưng Thánh
tự) của vùng Fukakusa (Thâm Thảo)
. Tuy nhiên, sau đó ông lại
vào chùa Eihei-ji (Vĩnh Bình tự) của vùng Echizen (Việt Tiền)
Dōgen phủ định tư tưởng cho rằng, giác ngộ là kết quả của việc tu
tập, mà chủ trương Tu chứng nhất đẳng (Shushō ittō), tức bản thân
tu tập đã là chính quả và lần đầu tiên đã thuyết về Thiền bằng
Hòa văn
trong trước tác Chính pháp nhãn tạng (Shōhō genzō).
Ngày nay Dōgen được đánh giá là một triết gia Phật giáo tiêu biểu
của Nhật Bản, nhưng khi đó môn phái của ông rất nhỏ và không có
ả
nh hưởng sâu rộng nào. Vào hậu kỳ thời Kamakura, nhờ có hoạt
động phổ biến Mật giáo của Keizai Shōkai (Oánh Sơn Thiệu Cẩn) mà
tư tưởng của Dōgen mới bắt đầu có ảnh hưởng lớn.
Vào thời Kamakura, Enni (tức Viên Nhĩ, hay còn gọi là Bennen,
tức Biện Viên, 1202-1280) là người có vai trò lớn trong việc phổ biến
đạo Thiền hơn là Eisai. Enni đã sang nhà Tống tiếp thu Vô chuẩn
sư phạm (Mujun Shihan), nhưng lại học tập cả Mật giáo và Thiên
Thai, tức là ông chủ trương Kiêm tu thiền và đã gây ảnh hưởng lớn,
mà trung tâm hoạt động là chùa Tōfuku-ji (Đông Phúc tự)
từ cuối thời nhà Tống sang thời nhà Nguyên, các nhà sư Trung Hoa
mà tiêu biểu là Rankei Dōryū (Lan Khê Đạo Long, 1213-1278) sang
Nhật và mở rộng ảnh hưởng của Thiền dưới sự bảo trợ của Mạc phủ.
Vào thời Namboku-chō (Nam Bắc triều) có xuất hiện một nhà sư
là Musō Soseki (Mộng Song Sơ Thạch) có vai trò lớn lao về mặt
chính trị. Sau đó, sang thời Muromachi (Thất Đinh) phái Thiền
Lâm Tế mà trung tâm là Gozan (Ngũ Sơn) đã phát triển dưới sự bảo
hộ của Mạc phủ và phát huy được sức ảnh hương to lớn trên phương
diện ngoại giao và tiếp thu văn hóa Trung Hoa.
Nguồn năng lượng thoát khỏi sự ràng buộc của truyền
thống