LỊCH SỬ TÔN GIÁO NHẬT BẢN - Trang 68

chính thống. Chính sức mạnh của thuật phù chú trong chi phái đó
đã làm nên bản chất của Vương quyền. Tính liên tục có ý nghĩa vô
cùng quan trọng, nên Vương quyền không thể đứng vững nếu phủ
nhận hoạt động giới tính và làm giảm những phiền khổ theo nguyên
tắc của Phật giáo. Từ cách nhìn của Phật pháp thì Vương pháp có
điểm tương đồng với chi lưu Tachikawa là vì như vậy. Trong trước
tác Từ Trấn hòa thượng mộng tưởng ký (Jichin Oshō Musō-ki), tức
ghi chép của Jien (Từ Viên, 1155-1225), tọa chủ (Zasu)

(70)

của Thiên

Thai tông, về những giấc mơ liên quan đến nguy cơ của Vương
quyền, coi cơ thể của Hoàng hậu và vua như Thần tỷ và Bảo kiếm
của thần, và nhìn nhận rằng, sự phồn vinh của một quốc gia sẽ
phụ thuộc về cuộc giao hoan đó. Điều này đã cho chúng ta một gợi
ý quan trọng về mối quan hệ giữa Vương quyền và Phật pháp.

Xu hướng Thần kỳ bất bái và Thần kỳ sùng bái

Trong mối quan hệ với quyền lực chính trị trần tục thì mối

quan hệ với các vị thần (Thần kỳ) bản địa cũng trở thành một vấn
đề rất lớn. Cũng có thuyết cho rằng, nếu đứng trên lập trường
chủ trương vị thế ưu việt tuyệt đối của Phật giáo thì chỉ cần Phật
giáo là đủ và không cần phải sùng bái các vị thần nữa. Đặc biệt,
quan niệm Thần kỳ bất bái của giáo đoàn Chuyên tu niệm Phật
(Senju Nenbutsu) đã bị chỉ trích trong Điều thứ 5 “Sai lầm khi quay
lưng lại với các thần linh” của Hưng Phúc tự tấu trạng. Bởi vậy
những người chuyên tu niệm Phật đã bị phê phán là “Xa rời Thần
Minh

(71)

, không bàn luận về quyền hóa, thực loại

(72)

, cũng không

kính nể đền đài, tông miếu”. Nếu chỉ tin Phật A-di-đà và niệm
Phật là được thì con người ta sẽ không cần đến những vị thần nữa.
Đây cũng chính là quan niệm được phổ biến trong cả các đệ tử của
Shinran.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.