LỊCH SỬ TÔN GIÁO NHẬT BẢN - Trang 70

(Gonsha) và Tà thần của Thực Xã (Jissha). Hơn nữa còn cho rằng,
chúng ta không cần thờ tà thần của Thực Xã, nhưng vì Linh thần
của Quyền Xã là thùy tích của Phật nên phải sùng bái. Và Sơn Vương
Thần đạo (Sannō Shintō) của Thiên Thai tông đã hình thành dựa
trên thuyết Bản địa thùy tích này. Mặt khác, về bên phía Ise cũng
hình thành nên Thần đạo Ise và Lưỡng bộ Thần đạo (Ryōbu
Shintō). Về những lý luận của Thần đạo phát triển từ thời
Kamakura đến thời Nam Bắc triều (Namboku-chō, 1336-1392)
chúng tôi xin được trình bày ở một chương khác.

Quan niệm về lịch sử trong hai tác phẩm Ngu quản sao

và Thần hoàng chính thống ký

đây phải nói đến Jien, Tọa chủ của Thiên Thai tông. Ông là em

trai của Kampaku (Quan Bạch)

(75)

Kujō Kanezane (Cửu Điều Kiêm

Thực), nên từ quan điểm của cả Vương pháp lẫn Phật pháp đã viết
tác phẩm Ngu quản sao (Gukanshō) để phát triển những lý luận về
lịch sử nhằm kết nối hai bên lại với nhau. Cuốn sách được viết
vào năm 1220, tức ngay trước khi xảy ra loạn Thừa Cửu (Jōkyū, diễn
ra vào năm 1221)

(76)

với ý đồ phê phán âm mưu lật đổ Mạc phủ của

Thái thượng hoàng Go-Toba từ lập trường cho rằng, sự kế thừa liên
tục của dòng họ Thiên hoàng chỉ được thực hiện khi có sự phù hộ của
Thần Phật và sự hợp tác của võ sĩ với dòng tộc quan nhiếp chính
(Sekkanke). Nguyên lý xuyên suốt tác phẩm này là khái niệm Đạo lý
và cho rằng, lịch sử luôn phát triển một cách tất yếu dựa trên Đạo
lý. Tác giả đã đứng trên lập trường có liên quan đến quan niệm về
lịch sử theo tư tưởng Mạt pháp, tức là Tư tưởng Bách vương cho
rằng, huyết thống của Thiên hoàng chỉ có thể kéo dài đến 100 đời
và lịch sử sẽ theo chiều suy thoái.

Theo Ngu quản sao, từ thời Thiên hoàng Jimmu trở đi khởi đầu

đã có Minh Hiển hòa hợp (Myōken Wagō), nghĩa là thế giới “Minh”

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.