giáo, Đạo giáo cùng các đạo và loại hình nghệ thuật khác là Thánh
đại”. Qua đó ông còn thể hiện quan điểm, Phật giáo dù sao cũng chỉ là
thứ công cụ chính trị được Thiên hoàng sử dụng mà thôi.
Như đã trình bày ở Chương 3, khái niệm Thần quốc vốn không
phải để khẳng định về tính ưu việt của Nhật Bản, mà để cứu Nhật
Bản, đất nước ở biên thổ đang trong thời Mạt pháp thì chỉ sức mạnh
của Phật thôi không đủ, nên cần phải có các vị thần. Tuy nhiên, ở
đây điều đó bị đảo ngược lại. Người ta đã sử dụng khái niệm này để
xác lập tính ưu việt của Nhật Bản. Từ cuối thời Kamakura, vị trí ưu
việt tuyệt đối vốn có trước đây của Phật giáo dần mất đi và tín
ngưỡng thờ thần bản địa dần được hoàn thiện với tư cách là Thần
đạo. Đồng thời, do có sự kiện quân Mông Cổ tấn công, nên chủ
nghĩa quốc gia dân tộc lại có dịp dấy lên. Chính ở đó tư tưởng Nhật
Bản ưu việt đã được hình thành.