LỊCH SỬ TÔN GIÁO NHẬT BẢN - Trang 73

CHƯƠNG 5: Thần Phật và đời sống tinh

thần thời trung thế

V.1 LÝ LUẬN VỀ THẦN ĐẠO TẬP HỢP

Phong trào tu hành nơi thâm sơn và tín ngưỡng thánh địa

Ngay từ rất sớm Bán đảo Kii đã được coi trọng như một thánh địa

tôn giáo. Vùng này nằm ngay phía Nam khu vực Nara-Yamato, ở
giữa có những ngọn núi sâu thẳm kéo dài từ Yoshino đến Ōmine,
phía Nam là vùng Kumano, còn phía Đông thì dẫn đến Ise. Yoshino
là vùng có ý nghĩa quan trọng về mặt chính trị, quân sự vì Thiên
hoàng Temmu (Thiên Vũ) đã lấy đây làm căn cứ địa từ trước khi lên
ngôi và sau đó đã giành chiến thắng trong Loạn Jinsin (Jinshin-
no-ran). Hơn nữa, vào thời Nam Bắc triều đây còn là nơi ẩn náu
của Nam Triều. Ly cung Yoshino thời Thiên hoàng Jitō được coi là
chốn cực lạc của Đạo giáo và vùng đất Yoshino này từ xa xưa đã là
có một không khí riêng.

Từ sau khi Phật giáo được phổ biến rộng rãi, khu vực này đã trở

thành nơi tu hành theo Tín ngưỡng thờ núi và từ đó đã phát triển nên
một tôn giáo mới là Tu nghiệm đạo. Người ta cho ông tổ của Tu
nghiệm đạo là En-no-Gyōja (En-no-Ubasoku), nhưng tương truyền
ông là hiện thân của Zaō (Tạng Vương) ở núi Kinpusen, vùng
Yoshino. Tượng Zaō được thể hiện ở trạng thái sống động, một chân
nhấc lên, gương mặt thì có vẻ giận dữ, nhưng đây chính là hình
tượng phát triển từ Minh Vương của Mật giáo. Người ta cho rằng,
những vị Phật vốn có không thể cứu độ được chúng sinh ở Nhật Bản,
nên cần phải có sự xuất hiện của một vị cứu thế mới mang trong
mình đức độ của Phật Thích Ca, Thiên thủ Quan Âm và Di Lặc Bồ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.