Tát. Sau này Tu nghiệm đạo đã phát triển chủ yếu ở Shōgo-in
(Thánh Hộ Viện) thuộc phái Bản Sơn của Thiên Thai Tông và Sanpō-
in (Tam Bảo Viện), thuộc chùa Daigo-ji (Đề Hồ tự), phái Đương
Sơn của Chân Ngôn Tông. Tu nghiệm đạo đã phát triển trên toàn
quốc, nhưng ngoài các linh sơn ở Bán đảo Kii thì Dewasanzan
(Xuất Vũ Tam Sơn) bao gồm Hagurosan (Vũ Hắc Sơn), Gassan
(Nguyệt Sơn), Yudonosan (Thang Điện Sơn) được nhiều người biết
đến. Tu nghiệm đạo khởi đầu bằng hình tượng của Zaō, nhưng sau
đó phát triển với những vị thần, tổ chức, cách tu hành đặc sắc khác
hẳn Phật giáo hay Tín ngưỡng thần kỳ (Jingi Shinkō) và đưa ra một
hình thái điển hình nhất của sự kết hợp giữa Thần đạo và Phật
giáo.
Các linh sơn ở Bán đảo Kii vừa là chốn tu hành của Tín ngưỡng
thờ núi, lại vừa tập hợp được sự sùng tín của mọi người với tư cách là
một thánh địa đặc biệt và được giới quý tộc đến thăm viếng không
ngớt. Người ta cho rằng, Yoshino là nơi Di Lặc Bồ Tát đã đắc đạo
với tư cách là Phật tương lai, nên người ta cũng cầu mong điều đó
và cuộn nhiều quyển kinh trong ống kinh, sau đó chất đống lên
thành một Đồi kinh (Kyōzuka, Kinh Trủng), trong đó hiện còn cả
những cuốn kinh của Kampaku Fujiwara-no-Michinaga (Đằng
Nguyên Đạo Trường)
. Từ sau thời Viện chính, Kumano trở thành
nơi tiến hành tín ngưỡng Bản địa thùy tích. Ở Kumano thì Bản cung
(tức Kumano Nimasu Jinja) là thùy tích của Phật A-di-đà, Tân cung
(tức Kumano Hayatama Jinja) là Phật Dược Sư và Nachi (tức Kumano
Nachi Jinja) là Thiên thủ Quan Âm. Người ta cho rằng, Kumano tập
trung thùy tích của Tam Phật và là niết bàn nơi trần thế, nên mọi
người, trong đó có cả Thượng hoàng và giới quý tộc cũng đến lễ rất
đông. Ở Bán đảo Kii còn có Kōyasan, nơi tu hành chính của Chân
Ngôn Tông. Từ niềm tin cho rằng, Kūkai ở nguyên thế thiền định
sau khi mất đi để đợi sự xuất hiện của Di Lặc Bồ Tát, nên người ta
gọi đây là Kōya Jōdo (Cao Sơn Tịnh thổ) và luôn mong ước được mai