LỊCH SỬ TÔN GIÁO NHẬT BẢN - Trang 75

táng trên đất này. Hơn nữa, tục hành hương đến 33 điểm linh
thiêng, nơi có tượng Quan Âm ở vùng phía Tây Nhật Bản mà trung
tâm là Bán đảo Kii đã được tiến hành từ thời Viện Chính trở đi. Còn
Ise nằm ở phía Đông Bán đảo Kii thì từ sau thời Thiên hoàng
Temmu có vai trò đặc biệt với tư cách là nơi thờ Hoàng tổ thần
Amaterasu (tức vị thần tổ của đời đời các Thiên hoàng - ND). Và
điều này cũng không phải là không liên quan đến tính tôn giáo của
toàn bộ Bán đảo Kii, trong đó Tín ngưỡng thờ núi đóng vai trò trung
tâm.

Sự thánh hóa những địa điểm đặc biệt

Khác với Phật giáo hướng đến việc tầm cứu những chân lý

(pháp) mang tính phổ biến, nhiều vị thần Nhật Bản lại gắn với
những địa điểm cố định. Khi Phật giáo thâm nhập vào Nhật Bản thì
Phật cũng gắn với một địa điểm đặc định nào đó và từ đó phát ra
linh nghiệm. Chẳng hạn như Quan Âm ở chùa Kiyomizu-dera (Thanh
Thủy tự)

(78)

và Ishiyama-dera

(79)

là những trường hợp khá điển hình.

Vào thời Heian đã có rất nhiều quý tộc đến thăm viếng, cầu
nguyện nơi này. Như chúng ta đã biết, Quan Âm Bồ Tát (Quan
Thế Âm) là vị Phật có 33 thân để cứu độ con người, nên có tính chất
dễ hỗn dung. Tuy nhiên, không chỉ Phật Quan Âm mà cũng có trường
hợp từng tượng Phật riêng rất được sùng tín như tượng Thích Ca ở
chùa Seiryō-ji (Thanh Lương tự) của vùng Saga (Tha Nga)

(80)

. Bởi

vậy, nếu chúng ta chỉ nói đến sự kết hợp giữa Thần và Phật thì
chỉ thấy được quan hệ đơn thuần giữa Thần và Phật, nhưng trên
thực tế ngay trong Phật giáo cũng có thể thấy được sự chồng xếp
của những vị Phật (hay Bồ Tát) vốn có với địa điểm thờ cúng cụ thể
và tín ngưỡng đối với riêng các tượng Phật. Và chúng ta có thể coi
thuyết Bản địa thùy tích chính là thứ lý luận hóa tính đa tầng đó.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.