LỊCH SỬ TÔN GIÁO NHẬT BẢN - Trang 77

và hình thành nên 7 đền thờ của phái Sơn Vương (Sơn Vương thất
xã). Vào thời Heian, 7 đền thờ này được hệ thống hóa, trong đó mỗi
đền thờ tương ứng với mỗi vị Phật bản thể khác nhau và còn gắn với
Tín ngưỡng tinh tú, tức 7 ngôi sao trong chòm Bắc đẩu. Các đền thờ
này gắn với Phật bản thể như sau (tất cả các tên gọi đều theo cách
gọi hiện nay):

Ōmiya (Nishihongū, Thích Ca), Ni-no-miya (Higashihongū, Dược

Sư), Shōshinshi (Usa-no-miya, A-di-đà), Hachiōji (Ushio-no-miya,
Thiên Thủ Quan Âm), Marōdo (Shiroyama-no-miya, Thập nhất diện
Quan Âm), Jūzenji (Konomoto-no-Yashiro, Địa Tạng), San-no-miya
(San-no-miya, Phổ Hiền)

Phật Thích Ca, Dược Sư và A-di-đà đều là bản tôn được đặt ở

Saitō (Tây Tháp), Tōtō (Đông Tháp) và Yokawa (Hoành Xuyên) của
chùa Enryaku-ji và Sơn Vương được coi là đối ứng với chùa
Enryaku-ji này. Hơn nữa, 7 đền thờ này được gọi là Thượng thất xã
và cùng với Trung thất xã, Hạ thất xã tạo nên Sơn Vương Nhị thập
nhất xã.

Thuyết Bản địa thùy tích trong Thần đạo Sơn Vương được trình

bày trong tác phẩm Diệu Thiên ký (Yōtenki) mà người ta cho là được
viết vào đầu thời Kamakura. Phật Thích Ca hiện ra với tư cách là
Ōmiya vì sự từ bi cứu độ cho chúng sinh ở Nhật Bản. Nhật Bản là biên
thổ tồi tệ nhất của thời Mạt pháp, nên cần phải có thùy tích với tư
cách là các vị thần để cứu độ cho chúng sinh của Nhật Bản.

Lý luận về Thần đạo của các Ký gia

Từ thời Kamakura sang thời Nam Bắc triều, lý luận trong Thần

đạo Sơn Vương đã phát triển mạnh mẽ và biến đổi cả về nội dung.
Vào thời kỳ này đã có những trước tác đồ sộ như Sơn Gia yếu lược
ký (Sange Yōryakuki) được cho là của Gigen (Nghĩa Nguyên), hay Khê

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.