(Gegū), nơi thờ Toyoukehime, với Lưỡng bộ (Lưỡng giới) Thai tạng
(Giới) và Kim Cương giới trong Mạn đà la. Tuy nhiên, Thần đạo
thuộc dòng Mật giáo không hẳn là ẩn dụ Lưỡng cung của Ise với
Lưỡng bộ của Mạn đà la. Phái Thần đạo này không chỉ liên quan tới
Ise mà còn có cả chi phái Miwa lấy đền thờ Miwa làm cơ sở và
không bị hạn định như Thần đạo Sơn Vương.
Vậy thì vấn đề đặt ra là Thần đạo thuộc dòng Mật giáo được
hình thành bởi những nhân vật nào? Có lẽ điều này có liên quan tới
những nhà tu hành của Tu nghiệm đạo thờ thần núi ở Bán đảo Kii.
Hoạt động tu nghiệm nơi thâm sơn ngay từ đầu đã có nhiều yếu
tố của sự kết hợp giữa Thần với Phật, và đặc biệt còn du nhập vào
cả những phương pháp tu hành và nghi lễ Mật giáo. Như Đại Hòa Cát
Thành Bảo Sơn ký (Yamato Katsuragi Hōzanki), một cuốn sách tiêu
biểu viết về Thần đạo dòng Mật giáo thời kỳ đầu cũng lấy cơ sở
là núi Katsuragisan. Những nhà tu hành theo Tu nghiệm đạo đã phát
huy vai trò của người gắn kết đền chùa ở nhiều địa phương thông
qua các dãy núi. Điều này đã được thực hiện bởi mạng lưới của họ.
Thần cung Ise được coi trọng đặc biệt trong số các đền thờ vì là
nơi thờ thần tổ của Hoàng thất. Ở đó người ta dùng từ kiêng kỵ để
gọi chùa là Kawarabuki (Ngõa tập, tức Mái lợp ngói)
và các nhà sư
là Kaminaga (Phát trường, tức tóc dài - ND). Qua đây có thể thấy rõ
xu hướng phân ly giữa Thần và Phật. Tuy nhiên, vẫn thấy một điều
lạ kỳ ở sự gắn kết với Mật giáo. Vào thời trung thế, Ise chưa hẳn đã
cắt đứt quan hệ với Phật giáo mà vẫn có nhiều nhà sư đến đây
thăm viếng, nên việc khẳng định vẫn liên quan đến Phật giáo là
hết sức tự nhiên.
Điều quan trọng trong lý luận của Thần đạo Lưỡng bộ là xây
dựng Chủ nghĩa Nhật Bản trung tâm, trong đó coi Ise là cốt lõi dựa
vào việc xác lập Đại Nhật Như Lai của Mật giáo là bản thể của
Amaterasu, vị thần vốn có nhiều liên hệ với Quan Âm Bồ Tát. Đại