Nhật Như Lai là bản thể của tất cả các vị Phật, còn tất cả các vị Phật
chỉ là hiện thân của Đại Nhật Như Lai. Bởi thế, khi để Đại Nhật Như
Lai ngang bằng với Amaterasu nghĩa là đã cho Amaterasu tính bản
thể như Đại Phật Như Lai. Cách lý giải “Đại Nhật Bản quốc” thành
“Bản quốc của Đại Nhật (Như Lai)” cũng là dựa vào thuyết của
Thần đạo dòng Mật giáo này.
Việc đặt Lưỡng cung của Ise thành Đại Nhật của Lưỡng bộ là để
nâng vị trí của Ngoại cung và Nội cung lên ngang bằng nhau. Việc
nâng vị trí của Ngoại cung được thực hiện bởi các Thần quan
(Shinkan)
thông qua những thư tịch và lý luận của Thần đạo Ise.
Tuy nhiên, vai trò của Thần đạo Lưỡng bộ trên thực tế còn quan
trọng hơn nhiều. Thần Toyouke của Ngoại cung gắn kết với
Amenominakanushi, vị thần căn bản, hơn là với Amaterasu. Do đó,
sự sinh thành của vũ trụ và của các vị thần, trong đó coi
Amenominanakanushi là thần căn bản, đã được đề cập đến một
cách tổng hợp và thống nhất.
V.2 THẦN PHẬT VÀ TƯ DUY THỜI TRUNG THẾ
Thời đại định hình của cổ tầng
Trước đây khi nói đến thời trung thế người ta hay cho rằng đây
là thời kỳ đen tối về mặt tư tưởng. Khi nhận thấy cổ đại là thời kỳ
phát lộ bản tính con người một cách thô phác, cận thế là thời đại
phát triển của tư tưởng duy lý thì người ta coi trung thế là thời kỳ trì
trệ, chỉ phát triển những lý luận mang tính ngụy biện thần bí và bất
hợp lý. Trong đó, tư tưởng duy nhất được đánh giá cao là Phật giáo
mới Kamakura. Tuy nhiên, hiện nay cách nhìn nhận đó đã thay đổi
nhiều. Ngay trong giới Phật giáo, người ta đã bắt đầu đánh giá lại
hoạt động và tư tưởng của Phật giáo cũ và tư tưởng Thần Phật tập
hợp vốn chỉ được đề cập đến là thứ không có giá trị, vô thưởng vô
phạt.