Sự thần thánh hóa những địa điểm đặc định đã được con người
thời Trung thế vẽ trên Tham nghệ Mạn-đà-la (Sankei Mandala).
Như chúng ta đã biết, Mạn-đà-la vốn là sơ đồ biểu thị các vị Phật
trong Mật giáo, nhưng dựa trên đó người ta cũng muốn thể hiện đồ
hình các chân lý trong vũ trụ, trong đó có cả loại Mạn-đà-la tịnh thổ
(hay còn gọi là Mạ đà la đương ma) vẽ quang cảnh chốn cực lạc. Tuy
nhiên, thời đó còn phổ biến cả những bức vẽ riêng một ngôi chùa
hay ngôi đền mà người ta gọi là Tham nghệ Mạn đà la. Điều này
ngoài mục đích tuyên truyền, quảng bá về đền chùa còn là để tạo
ấn tượng rằng đây chính là nơi thể hiện chân lý giúp người ta vượt
qua kiếp này, sang kiếp khác. Đỉnh cao của tư tưởng này là sự hình
thành quan niệm về lãnh thổ đất nước khi người ta thần thánh
hóa lên trong hình tượng chiếc Độc cổ (Tokko)
, một pháp cụ
trong Mật giáo.
Tư tưởng Bản địa thùy tích trong Thần đạo Sơn Vương
Thần đạo Sơn Vương (Sannō Shintō) được đề cập đến như một
ví dụ điển hình nhất của tín ngưỡng Bản địa thùy tích. Tín ngưỡng
Sơn Vương phát triển trong mối liên quan trực tiếp với Thiên Thai
Tông mà trung tâm là đền thờ Hie-sha (Nhật Cát Xã) hay còn gọi là
Hie-taisha (Nhật Cát Đại Xã) ở vùng Sakamoto (Phản Bản) dưới chân
núi Hieizan, nơi thờ thần bảo hộ của núi Hieizan. Hie-taisha lấy
núi Hachiōji-san (Bát Vương Tử Sơn) làm thần thể và mở rộng ra
Ōmiya (Đại Cung), Ni-no-miya (Nhị Cung) ở phía dưới. Ni-no-miya
(Nhị Cung, hay còn gọi là Ohie, Tiểu Bỉ Duệ) vốn là vị thần mang
tính chất thần thổ địa, nhưng sau đó Ōmiya (Đại Cung, hay còn gọi
là Ōhie, Đại Bỉ Duệ) được cầu từ đền Miwa (hay còn gọi là Ōkami
Jinja) của vùng Yamato về và cùng với đền thờ Shōshinshi-sha
(Thánh Chân Tử Xã) đã được thờ như là Tam Thánh Sơn Vương. Vào
trung kỳ thời Heian có thêm Hachiōji (Bát Vương Tử), Marōdo
(Khách Nhân), Jūzenji (Thập Thiền Sư), San-no-miya (Tam Cung)