LỊCH SỬ TÔN GIÁO NHẬT BẢN - Trang 86

ông tự sát. Tuy nhiên, trên thực tế không phải đã tồn tại một lưu
phái hoàn thiện là Tachikawa mà hình thái Mật giáo trong đó có tính
dục đã được phát triển dưới nhiều hình thức khác nhau từ thời Viện
chính đến thời trung thế.

Trong bối cảnh đó, trước tác Thụ pháp dụng tâm tập (Juhō Yōjin-

shū) phê phán lưu phái Tachikawa do Shinjō (Tâm Định) viết vào
năm Bunei (Văn Vĩnh) thứ 5 (1268) có viết rõ “Tachikawa no
Ichiryū” (tức Một lưu phái gọi là Tachikawa). Theo đó, những người
thuộc lưu phái này ngụy tác ra bộ kinh Tam bộ kinh của lưu phái
chúng ta (Uchi-no Sambukyō) và truyền bá tư tưởng rằng: “Việc
phạm vào người nữ là điều quan trọng của Chân Ngôn tông và là cực
điểm để có thể đạt đến Tức thân thành Phật...

Việc ăn thịt là kết quả của sự ngộ đạo riêng giữa các vị Bồ tát và

là phương tiện huyền diệu nhất để vãng sinh”. Trước tác này có
viết về một nghi lễ bí mật, trong đó người ta quết thứ nước sau khi
giao hợp với phụ nữ lên đầu lâu, thứ được coi là Bản tôn

(87)

.

Nếu chỉ nghe về điều đó thì người ta dễ thấy đây là thứ tôn

giáo dâm dục, nhưng rất có thể yếu tố dục đã được coi trọng trong
Mật giáo lúc bấy giờ. Khi Mật giáo lan rộng trong dân chúng thì việc
thoát ly khỏi yếu tố dục là không thể. Bởi vì, đối với người dân
thường nói chung thì việc sinh con đẻ cái và mùa màng bội thu là
điều quan trọng nhất, nên văn hóa phồn thực là không thể thiếu
trong đời sống. Ngay cả bây giờ, trong các nghi lễ ở đền thờ Thần
đạo vẫn còn nhiều yếu tố dục. Những nghi lễ này được tiến hành
không chỉ trong dân gian mà cả ở trong triều đình. Pháp thuật
Dakini có liên quan mật thiết với lưu phái Tachikawa đã trở thành
nguồn gốc sinh ra uy lực của vương quyền thông qua các nghi thức
như lễ lên ngôi...

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.