còn gọi tắt là Gochinza Hongi), Zō Ise Nisho Taijing Hōkihongi (hay
còn gọi là Hōkihongi), Yamato Hime-no-mikoto Seiki và được coi là
được biên soạn vào thời Nara. Tuy nhiên, như đã trình bày trong
chương trước, đây là điển hình của ngụy thư và Hōkihongi ra đời sớm
nhất là vào thời Kamakura, còn Yamato Hime-no-mikoto Seiki thì
vào giữa thời Kamakura. 3 cuốn kia (Thần cung tam bộ thư) thì
được cho là ra đời vào thời kỳ sau đó. Trong những cuốn như
Hōkihongi hay Yamato Hime-no-mikoto Seiki cũng có viết rằng coi
trọng Ngoại cung hơn, nhưng sang thời của Thần cung tam bộ thư
thì coi thần Toyouke của Ngoại cung là Amenominakanushi, tức là
thần có tính chất bản thể hơn là Amaterasu.
Một điều quan trọng là khác với những lý luận mang tính Phật
giáo về Ise của Thần đạo Lưỡng bộ, trong Thần đạo ngũ bộ thư lại
rất chú trọng đến mặt phân ly giữa Thần và Phật. Người ta nói
đến sự kiêng kỵ Phật giáo như “giữ gìn cho sự bắt đầu của thời kỳ
hỗn mang và xóa bỏ thế lực của Phật giáo” trong Hōkihongi,
Gochinza Denki và “Hãy xóa bỏ thế lực của Phật giáo, quay lại cúng
tế các vị thần” trong Yamato Hime-no-mikoto Seiki. Từ trước đến
nay người ta đã chú ý đến Thần đạo Ise vì coi đây là điểm thuần
khiết hơn Thần đạo Lưỡng bộ. Tuy nhiên ở đây chúng ta phải để ý
đến một điều rằng, sự cách ly Thần ra khỏi Phật không phải là sự
phủ nhận Phật pháp. Bởi vậy, không hẳn Thần đạo Ise không tồn tại
cùng với Thần đạo Lưỡng bộ.
Tìm kiếm Thần cội nguồn
Chúng ta cũng có thể thấy cách nhìn nhận Toyouke và
Amenominakanushi là một trong Thần đạo Lưỡng bộ và từ đó đã
làm nảy sinh khuynh hướng đi tìm vị thần cội nguồn dựa vào việc
quay trở lại phổ hệ các vị thần, trong đó có viết “Người ta gọi thời
thiên địa chưa khai mở, âm dương chưa phân biệt là thời hỗn mang,
đặt cho linh hồn vạn vật là Hư không thần (Kokūshin) hay còn gọi