LỊCH SỬ TÔN GIÁO NHẬT BẢN - Trang 90

là Đại Nguyên thần (Daigenshin). Đó chính là Kuni-no-Tokotachi-
no-kami (Quốc thường lập thần) hay còn gọi là Kushōjin (Câu sinh
thần)” và đặt thần Kuninotokotachi là vị thần cội nguồn, mà
không phải là thần Amenominakanishi. Ở đây người ta đã dùng cách
gọi Đại Nguyên thần để biểu hiện về Thần cội nguồn. Hơn nữa,
về thần Amaterasu Ōmikami người ta còn truyền tụng rằng:
“Ngài mở lòng từ bi bao la, tu hành nhiều pháp chước, thần thông
biến hóa hiện lên nhiều hình dáng khác nhau để cứu độ con người.
Ngài xuất hiện ở đâu thì đặt tên ở đó, nên khi thì gọi là Ōhirume-no-
muchi, khi lại là Amaterasu Ōmikami” và coi đây chỉ là một hình
dáng biểu hiện của Thần cội nguồn mà thôi.

Khuynh hướng đi tìm Thần nguồn cội cũng xuất hiện cả ở

Thần đạo Lưỡng bộ. Trong Trung Thần phất huấn giải
(Nakatomi-no-haraekunge), một trong những kinh điển của Thần
đạo Lưỡng bộ thời kỳ đầu thì các vị thần được chia thành 3 loại là:
Bản giác, Bất giác, Thủy giác. Bản giác, Bất giác, Thủy giác còn được
thấy cả trong cuốn Đại thừa khởi tín luận (Daijō kishin-ron) và là
phạm trù được sử dụng rộng rãi cùng với sự phổ biến của tư tưởng
Bản giác. Thần Bản giác là Ise Ōkami (Y Thế Đại thần), Thần
Bất giác là thần đã làm náo loạn Izumo (Xuất Vân), Thần Thủy
giác chính là thần của đền thời Iwashimizu (Thạch Thanh Thủy),
tức thần Hachiman (Bát Phiên) và thần của đền thờ Hirota
(Quảng Điền) ở thành phố Nishi-no-miya (Tây Cung)

(88)

. Thần

Thủy giác thức tỉnh khỏi u mê nhờ Phật giáo và trở về với Lý của Bản
giác, còn Thần Bản giác thì được cho là có “Lý tính trong sạch vốn
có và thần thể kỳ diệu không biến đổi” và người ta gọi đó là Đại
Nguyên tôn thần (Daigensonjin). Đại Nguyên tôn thần cũng giống
như Đại Nguyên thần là vừa sử dụng lý luận Phật giáo, vừa tầm cứu
Thần cội nguồn.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.