Tuyển tập Loại tụ thần kỳ bản nguyên (Ruijū Jingi Hongen) được
hoàn thành vào năm 1320 của Watarai Ieyuki (1256-1356) đã tập hợp
được một số lượng lớn các thư tịch của Trung Quốc, Nhật Bản và đã
đưa ra được lý luận về Thần đạo của riêng mình dựa trên sự tổng
hợp toàn bộ những thư tịch đó. Mặc dù chưa đạt đến mức là một hệ
thống lý luận sáng tạo riêng, nhưng cũng đã trích dẫn từ những trước
tác của Đạo giáo, Âm dương ngũ hành, Chu học mới được truyền vào
và đi theo một hướng mới là tạo ra lý luận Thần đạo vượt qua quan
niệm Thần Phật tập hợp vốn có. Điều quan trọng nhất của
thuyết này là Thuyết cơ tiền (Kizen-setsu), trong đó có viết:
“Điều cần hướng tới là tạo ra Pháp bằng Cơ tiền. Điều cần
trong tu hành là hướng lên phía trước bằng sự thanh tịnh”. Nghĩa là,
khác với các kinh điển Thần đạo thời đó coi thời đất trời khai mở là
cội nguồn, thuyết này lại quay ngược lên đến thời hỗn mang và đặt
tên cho thời đó là Cơ tiền. Cơ tiền vốn là từ có trong các sách của
đạo Thiền, nhưng ở đây khái niệm này đã được chuyển hóa từ nội
hàm chỉ cái tâm của con người sang cội nguồn vũ trụ. Có thể thấy,
đây chính là sự phát triển mới của lý luận Thần đạo. Hơn nữa, người
ta còn coi trọng sự Thanh tịnh với tư cách là thực tiễn để phát huy Cơ
tiền. Thanh tịnh nghĩa là “Làm sáng rõ tận nguồn gốc của nguồn
gốc, mọi sự tùy theo cái tâm vốn có của con người”. Bởi vậy, điều
quan trọng trong thế giới Cơ hậu là người ta phải giữ gìn được sự
thuần khiết của thời Cơ tiền.
Ở
đây chúng ta có thể đề cập đến Kitabatake Chikafusa và Jihen
với tư cách là những nhà lý luận Thần đạo Ise đã kế thừa tư tưởng
của Ieyuki. Cả hai ông đều là những người hoạt động từ thời Chính
quyền Kemmu mới được hình thành
đến thời loạn lạc Nam Bắc
triều. Họ đã phân tích từ chính diện quan hệ giữa quốc gia và
Thần đạo mà Ieyuki chưa chú trọng, sau đó gắn những luận thuyết
của Thần đạo vào với lý luận về Thiên hoàng. Lý luận của họ trở
thành nguồn gốc của chủ nghĩa quốc gia dân tộc hẹp hòi trong