đã xong, thành bại hay dở, cứ để đời sau bình giá, giờ muốn cùng
nàng dong thuyền chơi Ngũ Hồ, tiêu hết một đời một kiếp, sao
nàng lại muốn tự tận?” Nói rồi nắm tay Tây Thi, một người mưu sĩ
tài cao, một người giai nhân tuyệt thế, tuy trong lòng ai cũng có nỗi
niềm nhưng đều tỏ tường nỗi khổ của cõi nhân gian, những lời khác
cũng không cần nói nhiều nữa. Ngày hôm đó, Phạm đại phu liền
bỏ quan mà đi, trước khi đi, viết một phong thư, gửi cho Tể tướng
Văn Chủng. Trên thư viết rằng: “Chim đà hết, cung tốt đem cất.
Thỏ khôn toi, chó săn vào nồi. Việt Vương là người cay độc vong ân,
cổ dài mỏ nhọn, có thể chung hoạn nạn, chẳng thể cùng phú quý. Ngài
sao còn không mau đi thôi?” Ý tứ là thỏ đã bắt xong, chó săn ắt
phải chết, công lớn át chủ, chẳng bằng công thành thân thoái. Văn
Chủng vẫn còn ngần ngừ, đóng cửa suy tư, hốt nhiên ngày hôm sau,
Việt Vương mới sai người tặng tới một thanh trường kiếm, bảo rằng:
“Văn Thừa tướng tặng ta bảy kế sách diệt Ngô, ta chỉ dùng có ba đã
diệt được Ngô rồi, bốn kế sách còn lại dùng vào chỗ nào đây? Lưu
lại nhân gian chỉ sợ thành ra đại họa cho quốc gia, đành mời Văn
tiên sinh theo tiên vương đem thi hành thử nơi cửu tuyền.” Đây rõ
ràng là bức Văn Chủng tự sát rồi. Văn Chủng thở dài một tiếng, chỉ
than ba chữ “thật ân hận” rồi cầm kiếm tự sát. Đáng thương thay
một đời danh thần, cuối cùng hồn về với đất, sao được như
Phạm Lãi tiêu dao tự tại? Các vị, anh tư hùng tài, phương lược kế
sách của Phạm đại phu lớp lớp đa đoan, sao không khiến người ta
xưng tụng cho được? Cho nên, tới tận đời vua Thần Tông triều ta,
Thừa tướng Vương An Thạch mỗi khi nghĩ lại hành nghiệp của vị
Phạm đại phu này liền không khỏi ngâm mãi câu “Ngóng khi đầu
bạc về non nước, muốn chuyển đất trời mới thuyền chơi
mấy lần không thôi, cho tới lúc rơi lệ. Tới giờ, trên dòng Ngô Giang
này có một tòa đình gọi là Tam Cao đình, thờ ba vị cao nhân là Phạm
Lãi, Quý Ưng, Lục Quy Mông, đứng đầu chính là Phạm đại phu
đấy!”