Thẩm Phóng nghe người nọ tuy nói năng vụng về nhưng rốt
cuộc lại chẳng mất đại lược của chuyện, với lại Phạm Lãi cũng vốn là
người hắn trước nay hâm mộ - bấy giờ không khỏi thở dài, mới nghĩ
Việt Vương Câu Tiễn tuy độc nhưng vẫn có thể dung được người tài
cho tới lúc thành công, còn như nay, đám hôn quân gian tướng rốt
cuộc lại chẳng dung nổi Nhạc Tướng quân cho tới lúc thống khoái
uống rượu ở Hoàng Long
, bảo sao người ta không siết tay thống
hận đây!
Lão mù tiếp tục kể tới đoạn kết: “Chư vị, sao ngờ được Phạm đại
phu hồn phách oanh liệt, tới giờ đã qua trăm, nghìn năm sau, lại
thành ra không chốn dung thân rồi!”
Thẩm Phóng nghe rồi kinh hãi, không biết lại có câu chuyện
động trời nào nữa đây? Chỉ nghe lão mù kia nói: “Tòa đình Tam Cao
ở
Ngô Giang kia nằm trên đất Ngô, xem ra trước thuộc về nước
Ngô, không ngờ ngày nay lại biến thành đình “Nhị Cao”, mà chẳng
phải “Tam Cao” nữa rồi. Chỉ vì ngày trước có vị học trò đất Ngô là
Khúc Ngộ Hồng làm một bài thơ, bảo “Người Ngô chẳng cởi hận
mất nước, lại thờ Phạm Lãi cúng thù to”, bảo rằng Phạm đại phu
vốn là kẻ thù lớn của nước Ngô, người đất Ngô sao lại đi cúng ông
ấy? Mấy vị thư sinh đất Ngô mới nghị bàn rồi đem bỏ thần vị
của Phạm Lãi đi mất.”
Thẩm Phóng nghe mà trong lòng nguội lạnh, đám tú tài ấy chỉ
biết lật lại món nợ hơn nghìn năm trước để tỏ ra mình uyên bác,
đáng tiếc, tuy nhớ được mối thù của Phù Sai mà lại quên béng cái
họa Kim binh áp cảnh trước mắt.
Lại nghe lão mù nọ tiếp tục kéo vài tiếng hồ cầm, khàn giọng
nói: “Đáng cười thay cho Phạm đại phu này, hồn đã chẳng được nước
Ngô dung lại càng không có chốn dung thân ở đất Việt! Tần Thừa
tướng tu sửa miếu Tiên Hiền ở Cối Kê, lúc nêu tên các hiền nhân,