Gã không nói câu này ra còn đỡ, vừa dứt lời, hòa thượng lại càng
động nộ. Đương thời Đại Lý Tự có thể xem là danh tiếng hiển hách,
bên trong là vô số oan hồn chết oan, tới bậc trung thần như Nhạc
thiếu bảo
cũng chết ở đấy. Hòa thượng trong lòng giận dữ
nhưng không động thủ ngay, ngược lại liền ngồi xuống, vắt chân,
hỏi tiểu cô nương: “Thứ chó má này muốn bắt cháu rốt cuộc là vì
chuyện gì, cháu nói thật ra đi.”
Tiểu cô nương thấy có người làm chỗ dựa, dần dần bớt run, bèn
kể lại đầu đuôi. Cô bé sớm đã nghe quen ông nội kể chuyện, tự nhiên
miệng lưỡi cũng lanh lợi. Lai quản gia nọ không muốn nó nói nhưng
cũng không dám tiến lên. Chỉ nghe cô bé kể: “Năm ngoài nhà cháu
vẫn ở quê cũ vùng Sơn Đông, vì cha cháu bị người ta đánh chết, mẹ
cháu lấy người khác, quan phủ lại muốn đánh chết ông nội nên
ông cháu cháu mới trốn đi.”
Người bên cạnh hỏi: “Sao lại muốn đánh chết ông nội cháu?”
Tiểu cô nương khóc nói: “Bọn họ bảo ông nội là “Bát tự quân”!
Giống như cha cháu.”
Hai mươi năm trước, Bát tự quân ở một dải Ký Bắc vùng Sơn
Đông kháng Kim giết địch, uy danh lẫy lừng, rúng động một thời.
Người trong quán không khỏi đều nhìn về phía lão mù, thấy lão
bây giờ đói rét, cùng quẫn đáng thương bằng ấy, hóa ra năm xưa
cũng là một trang hảo hán, trong lòng không khỏi trào dâng chút tôn
kính. Lão mù nghe thấy ba chữ “Bát tự quân”, bất giác lưng dựng
thẳng dậy, hình như cũng đang hồi tưởng năm tháng chinh chiến
oai hùng khi xưa.
Tiểu cô nương kể tiếp: “Đầu tiên ông và cháu lưu lạc tới Trung
Đô, không có cơm ăn, cháu với ông nội bèn dựa vào việc kể chuyện
xướng khúc sống tạm. Nhưng cũng thường là một bữa no một bữa