đói, hôm đó, lạnh lắm...” Nói rồi, người cô bé run lên, tựa như trở
về với ký ức, đủ để thấy ấn tượng với chuyện lúc ấy rất sâu.
Trung Đô nằm ở Bắc Quốc, người xung quanh thấy cô bé quần
áo mỏng manh, chắc hôm ấy cũng chẳng khá hơn là bao, có thể
tưởng tượng được nỗi bi thảm của hai ông cháu cô bé lúc bấy giờ.
“Hôm ấy, hai ông cháu lại một ngày không có cơm ăn, trên phố
tuyết vừa đổ, cháu với ông nội đi loanh quanh ngoài tửu lâu, muốn
xin người ta chọn một khúc, mong đổi chút canh nóng uống. Cháu
chỉ còn một chiếc áo đơn thêu hoa là còn sạch, áo khoác rách quá
rồi, cháu không dám mặc, sợ khách nhìn thấy không thích, chỉ
đành mặc cái kia. Đáng thương nhất là ông nội cháu, ông vốn bị
bệnh thấp khớp từ hồi trong quân, chắc chắn là lạnh hơn cháu
nhiều. Ông và cháu tới cửa một tửu lâu lớn, cười nịnh những quản
gia sai vặt ra ra vào vào, cười tới mức mặt cứng lại, hy vọng bọn họ
dắt tới trước mặt chủ nhân hát một khúc, đợi mãi đợi mãi, trời sắp
tối rồi, trong tửu lâu vứt bỏ cơm thừa canh cặn, cháu muốn xin
đầu bếp một ít để ăn nhưng bị ông ta quát mắng, liền không dám
xin nữa. Ông nội không nói gì nhưng cháu thấy đôi mắt mù lòa của
ông ngấn lệ.”
Người trong điếm đa phần xuất thân khổ cực, nghe mà càng
cảm thấy thảm thiết, không khỏi có chút cảm động, cô bé tiếp tục
kể: “Về sau, có vị nữ chân nhân đội nón lớn gọi hai ông cháu vào.
Trong tửu lâu ấm áp lắm nhé, nhóm than đỏ hồng, hai ông cháu
tới một phòng nọ, trên tường dưới đất toàn là thảm lông, bên trên
còn có hoa, ông nội không nhìn thấy, cháu lại nhớ được hết đấy.
Mấy vị ngồi ở thủ tịch toàn là quan lớn, ngồi hai bên đều là quan
nhỏ, vào rồi cháu mới biết thì ra còn có mấy vị là quan của nước
Tống chúng ta. Cháu cũng không biết bọn họ tới làm gì, có lẽ là sứ
thần của triều đình phương Nam mình từng nghe qua rồi. Vị đứng
đầu trong đó là một người không có râu, béo múp míp...” Nói rồi sợ