anh ở làng biển Cát này như những già làng mà anh sẽ lại được về quỳ bên
họ đọc kinh khấn Thần rừng không lâu nữa. Vì cô Út bây giờ đã là cô giáo
của những đứa trẻ người dân tộc làng anh. Cô Út cô gái người Kinh ấy
không còn gợi trong anh sự ham muốn của một người đàn ông như ngày
nào nữa mà hình ảnh cô đã xuất hiện thường xuyên trong trí tưởng của anh.
Mối tình thầm kín không biết có tự bao giờ chỉ biết là nó có thật anh chỉ
dám nghĩ đến chẳng thể thổ lộ cùng ai. Chỉ đôi lúc anh tự cho phép mình
được quyền hy vọng dù là điều hy vọng mỏng manh: phải chăng chính
Thần rừng đã đưa cô gái đến với những đứa trẻ người dân tộc làng anh là để
một ngày nào đó đưa cô đến với anh. Tất cả chỉ nằm trong ý nghĩ trong bài
hát buồn mà Tòng Út thường cất lên tâm sự với cây đàn ống tre yêu quý của
mình: "Cái trái bầu tròn làm chết hoa xanh cái môi mày cười làm đau tim
tao..."
Quá trưa Tòng Út chào về.
Cô Út mặc bộ bà ba đen thắt khăn tang trắng tiễn Tòng Út ra tận cổng.
Cô nói với anh khi nhìn anh bằng ánh mắt khiến anh phải mơ mộng:
- Gia đình em cảm ơn anh nhiều lắm. Em sẽ cầu xin vong hồn ba em
phò hộ anh sớm được trở về làng dân tộc...
Lần đầu tiên Tòng Út dám nhìn thẳng vào mắt cô gái. Anh có cảm
tưởng cô đã hiểu thấu lòng anh và anh cũng hiểu thấu cô đang nghĩ gì:
- Người già làng tao khó lắm nó còn bắt tao chịu một thử thách nữa
mới cho về.
- Đó là thử thách gì?
- Tao sẽ phải đi biển một lần. Nếu biển hành xác tao trong chuyến đi ấy
nghĩa là tao vẫn là con cháu Thần rừng. Cô giáo mày biết rồi đấy Biển cả
vẫn thù ghét con cháu Thần rừng. Vua biển nói xây xong cơ sở văn hóa cho
xã nó sẽ đi biển lại nó sẽ cho tao cùng đi chuyến biển đầu tiên với nó...
- Anh có sợ biển không?
- Sợ. Tao sợ biển lắm. Tao sợ nó hành hạ tao. Nhưng điều làm tao sợ
hơn nhiều là tao không được nhận về làng dân tộc. Mày có hiểu lòng tao
không?
Cô Út đáp rất khẽ: