Bà Cả Mọi hất tay Tòng Út tiếp tục đi. Tòng Út ngã soài xuống đường
rừng nước mắt lẫn nước mưa ngọt mặn môi lòng đau đớn. Bỗng có ánh
chớp trên trời. Chớp rất sáng. Anh chẳng sợ cứ quỳ trên đường nhìn theo
cái bóng thấp thoáng của bà Cả Mọi trong mưa. Anh nói tiếng dân tộc mình
bằng ý nghĩ trong đầu lời một bài ca cổ:
Ôi Thần rừng
Con cháu người đang khóc
Rừng xanh vẫn nở hoa la-bốp
Sao chẳng cho nó về làm một bóng cây
Chân chôn chặt đất rừng
Vẫn hơn bị làm người mất gốc!
HAI
Bây giờ người ta còn gọi vua biển là nhà triệu phú. Điều ấy không sai.
Bằng nghề đi biển tuyệt vời của mình Hai Thìn ra khơi chuyến nào trở về
cũng thắng lớn. Chẳng ai ganh tị với anh mà có ganh tị cũng chẳng được.
Lại nữa anh không biết chỉ lo cho riêng mình. Anh xem thời tiết cho ý kiến
các tập đoàn viên của mình nên ra khơi hay nghỉ. Anh thông báo ngư
trường nhiều cá sau chuyến đi biển của mình. Anh giàu nhiều người khác
trong làng biển Cát cũng giàu. Chỉ có điều họ chẳng sánh bằng anh. Bà con
truyền miệng nhau là Hai Thìn đã được thừa hưởng cái biệt tài nghe luồng
cá đi dưới biển của ông Gia Trí ông tổ đời thứ hai của dòng họ anh. Kỳ bầu
cử hội đồng nhân dân xã người ta bầu anh vào đó đại diện cho những người
lao động giỏi của địa phương. Nhiều lần anh được huyện mời dự các hội
nghị. Báo chí địa phương in ảnh viết bài về anh như một anh hùng lao động.
Hai Thìn lại sửa nhà. Anh lên lầu chọn cho mình một phòng trên đó để
có thể phóng tầm mắt nhìn biển hàng ngày. Gió biển thường đến với anh trò
chuyện trong căn phòng đó. Nó tò mò trước những tiện nghi của thời điện
tử. Cái truyền hình màu cái quạt máy báo giờ cái tủ lạnh... Phòng khách