đứa con trai chịu đau khổ một mình. Trước sau tôi vẫn không thể làm điều
gì lương tâm không cho phép. Vậy mà ông...
Năm Mộc không dám đứng lên mà cứ ngồi nguyên trên bãi cát. Sóng
biển mỗi lần vào bờ vỗ vào người ông ta rồi lại rút ra ngạc nhiên. Hai Thìn
vẫn nói một mình:
- Tôi đi biển chuyến nào cũng đem về nhiều cá. Biển ưu đãi tôi nhưng
tôi sẵn sàng chia sớt cho mọi người. Nếu ông muốn ông có thể cùng đi biển
với tôi đừng xoay tiền ở người đàn bà đau khổ kia nữa. Nghe tôi nói ông
Năm tôi đã nói là làm...
Năm Mộc nhìn Hai Thìn nói. Nhìn chứ không phải chỉ nghe. Lần đầu
tiên trong đời ông ta cảm thấy mình cần phải khóc.
NĂM
Chủ tịch tỉnh chưa đến xã Đại Dương được có lẽ vì bận nhiều việc
khác quan trọng hơn. Nhưng những gì cần làm để đáp ứng nguyện vọng của
người dân xã ảại dương thì đã được làm. Ủy ban xã ký quyết định trả lại
ngôi đình làng cho bà con làng biển Cát đồng thời với việc vận động xây
dựng cơ sở văn hoá cho xã. Ngôi trường mới của lũ trẻ ấp Đoàn Kết đã xây
xong bàn ghế là do mấy gia đình khá giả đóng góp. Cô Út con gái ông già
Bảy được mời làm cô giáo dạy tiếng Kinh cho lũ trẻ trước khi xã xin huyện
cử giáo viên về.
Ngày khánh thành trường những người cần có mặt đều có mặt. Chủ
tịch Tài Nguyễn người thường lơ là việc chăm lo đời sống vật chất và tinh
thần cho bà con người dân tộc ấp Đoàn Kết được mời phát biểu lại nói
những lời thật dễ nghe:
- ... phải nói là đây là công trình nhà nước và nhân dân cùng làm tiêu
biểu của xã ta. Từ nay con em bà con dân tộc đã có nơi học tập nâng cao
kiến thức để sau này đóng góp thiết thực và hiệu quả vào việc xây dựng đất
nước. Phải nói là...
Xong lễ mọi người giải tán. Bà Cả Mọi mời riêng Hai Thìn vào rừng
đến căn nhà sàn của mình. Chình tay bà rót một ly rượu mời anh uống: