chúng điều hay lẽ phải. Chẳng bao lâu nữa chúng sẽ lớn lên sẽ xây dựng
thêm cho làng mạc này.
Ông ngước lên nói với cây me già:
- Phải lắm! Người già rồi sẽ chết chẳng nên tiếc gì với lũ trẻ nếu không
muốn sau này chúng oán trách mình là ích kỷ tham lam...
Ông già Bảy thấy mình rất khỏe. Ông đứng vươn vai hít một hớp
không khí buổi sáng của vùng biển quê hương. Trời xanh như chưa từng
xanh. Lũ trẻ xúm quanh ông ông ra lệnh:
- Ông Bảy leo lên hái tụi bay đứng dưới lượm bỏ hết lên chõng rồi ông
Bảy xuống ông Bảy chia đều nghe chưa?
Cây me già rung rinh cành lá khi ông già Bảy leo lên thân nó:
- Tôi đã ra thật nhiều trái. Năm nay trái nào cũng ngọt lịm. Đây chùm
trái gần nhất. Kia một chùm nữa.Hái cho lũ trẻ đi. Hái nữa đi...
Lũ trẻ đứng dưới đất tranh nhau nhặt me tranh nhau chạy đến bỏ trên
chõng thành một đống lớn.
- Hái chùm me lớn kìa ông Bảy! Đó ! Đó!
Ông già Bảy kiễng chân với tay để hái chùm me thật lớn mà lũ trẻ phát
hiện ra. Bàn tay ông sắp chạm vào chùm me. Bầu trời nhìn qua kẽ lá xanh
thăm thẳm. Thăm thẳm...
Đột nhiên ông thấy mình bay bổng. Phải đó là cảm giác đang bay bổng
lên chứ không phải sự thực là ông bị hụt chân rơi xuống. Tiếng reo của lũ
trẻ ông nghĩ về những tiếng kêu thất thanh của chúng như thế đã nâng bổng
ông lên. Một cái gì đó như là cát thì phải lại nâng người ông lên thêm lần
nữa. Lũ trẻ lại reo vui chẳng phải chúng kêu cứu. Trời rất xanh. Rất xanh.
Ông già Bảy nở một nụ cười...
BẢY
Đêm ba mươi âm lịch trời tối mịt. Hai Thìn lên huyện họp từ sáng
không thấy về chắc nghỉ lại đêm trên đó. Lài đợi đến mười một giờ định đợi
thêm nửa tiếng nữa mới đi ngủ. Ba đứa con gái của chị đã yên giấc từ lâu.
Xem truyền hình xong đứa nào cũng bảo đợi ba về coi được quà gì. Nhưng