đế vải. Cách ăn bận của cô có phần giống như một thôn nữ hái chè miền
quê, cũng giống kiểu con gái nhà đò lênh đênh sông nước. Đó chính là
người mà Lỗ Thịnh Nghĩa vừa gọi là Liễu Nhi – Lỗ Thiên Liễu.
- Chú Ân, nhờ chú đẩy cháu một cái nào! – Nói đoạn, Lỗ Thiên Liễu bèn
kéo đuôi bím tóc ngậm vào trong miệng, hai tay dang rộng, đứng vững
trước mũi thuyền.
Lỗ Ân đặt hai tay vào eo lưng thon thả của Lỗ Thiên Liễu, nhấc bổng cô
lên rồi đẩy nhẹ, Lỗ Thiên Liễu lập tức bay lên như một chiếc gối thêu nhồi
bằng rơm lúa mạch đã phơi thật kỹ dưới nắng hè, nhẹ nhàng không một
tiếng động.
Lỗ Thiên Liễu có thể khống chế cơ thể rơi thẳng đứng lên bậc đá, song
cô không biết bậc đá được bố trí ra sao. Người trong giới khảm tử(*) đều
hiểu rõ, những thứ không biết chính là những thứ nguy hiểm. Bởi vậy, cô
chỉ dám hạ chân xuống phần ụ đá phía trước bậc đá.
(*) Giới khảm tử, hay khảm tử hàng, chỉ những người, những môn phái
chuyên nghiên cứu thiết kế, bố trí sắp đặt cơ quan cạm bẫy hoặc cách phá
giải khảm diện của người khác.
Bố cục khảm diện của ụ đá rời có lẽ là “đá rời tan, ụ đá chìm”. Nếu như
biết được nguyên tắc hoạt động của khảm diện, sẽ có thể ứng phó được dễ
dàng. Loại khảm diện này không có nút, không có tổng huyền(*) và khớp
nút(**), nó chỉ có hai phần là điểm thực(***) và chỗ khuyết(****). Người
hiểu rõ bố cục sẽ giẫm chân lên điểm thực, khi đó ụ đá này sẽ không khác
gì so với những ụ đỗ thuyền thông thường.
(*) Tổng huyền, tức bộ phận dùng để khống chế nhiều tầng nút lẫy, cũng
chính là cơ quan dùng để khống chế toàn bộ khảm diện.
(**) Nguyên văn là “khấu tử tiết”, còn gọi là huyền tử tiết, là điểm tiếp
nối quan trọng để nút lẫy ( khấu tử) hoạt động.
(***) Điểm thực là những chỗ nhìn bề ngoài không có gì khác biệt so với
những bộ phận khác của khảm diện, nhưng khi bước vào điểm thực tế, sẽ