không khởi động nút lẫy. Chỉ có người thiết kế cạm bẩy mới biết được vị trí
cụ thể của điểm thực.
(****) Tức chỗ bị khuyết, còn gọi là chỗ không ( chỗ trống), đó là
khoảng trống để nút lẫy chuyển động ra vào, là khe hở ở ria mép của nút
lẫy.
Lỗ Thiên Liễu không biết điểm thực ở đâu, cô đành phải tìm chỗ khuyết.
Trong cơ quan cạm bẫy có hai loại chỗ khuyết, một loại là do người bố trí
cạm bẫy cố ý để lại đoạn lui, loại còn lại là chỗ khiếm khuyết vốn có của
bản thân cạm bẫy.
Lỗ Thiên Liễu chỉ có thể tìm được loại thứ hai. Vào khoảnh khắc bàn
chân sắp tiếp đất, cô đột nhiên đề khí thót bụng, chùng gối, hai tay đang
nắm chặt lập tức xòe rộng và ấn xuống, giữ cho cơ thể thật cân bằng. Điểm
tiếp đất của cô là ở mé trong của ụ đá, gần sát bậc thềm. Hai bàn chân đều
giẫm lên điểm giao cắt giữa đường vân rùa và viền ngoài của ụ đá. Hai
chân vừa chạm mặt đá, toàn bộ lòng bàn chân lập tức vận lực thu vào bên
trong, bám giữ thật chặt ở hai mặt đá ở hai bên khe hở. Hai cẳng chân cũng
vận lực kéo sát vào với nhau, để giữ chặt lấy những tảng đá ở giữa hai
chân.
Để ụ đá rời tan rã và chìm xuống, trước tiên sẽ là bề mặt đá bị ngoại lực
tác động lên, ấn những viên đá nổi chìm xuống, sau đó đẩy bề mép và
những viên đá nổi ở bên ngoài từng lớp từng lớp rã ra. Khối đá ở giữa
không còn được những viên đá nổi ở vòng ngoài cản lại, sẽ chìm xuống. Do
loại đá vân rùa lục lăng có nhiều mặt tiếp xúc, nên lực ma sát tương đối
lớn. Hơn nữa, số lượng các khối đá dùng để bài trí càng nhìu, thì lực ma sát
khi xếp chồng lên nhau sẽ càng lớn.
Lỗ Thiên Liễu đã lợi dụng nguyên lý này, có điều mặc dù cô đã lựa chọn
vị trí chính giữa, song lại hơi lệch vào phía trong một chút. Vì cô đã suy
tính thấu đáo hơn, do bậc thềm đá ở bên trong là cố định không thể xê dịch,
nên đoạn viền mép sát với thềm đá của ụ rời cũng có thể coi là một đường
viền “thực”.