chối truyền dạy tuyệt kỹ cho mình. Nhưng nghĩ lại mình cũng chỉ là một
đứa con gái, quả thực không thích hợp để học các thuật rước thần đuổi ma,
nên cũng thôi không nài nỉ thêm nữa.
(*) Có nghĩa là mắt biếc con ngươi xanh.
Nhà cửa vùng Giang Nam thường có bố cục khuất khúc quanh co, ẩn
tổng thể trong chi tiết. Rất nhiều viên lâm trạch viện lớn có bố cục chẳng
khác nào một mê cung. Nhà cửa xây theo phong cách này, khi bày khảm
đặt nút, hay ám toán kẻ đột nhập, thường sẽ nhắm vào người đầu tiên và
cuối cùng để ra tay, chứ không hướng mũi tấn công vào những người ở
giữa. Vì đường lối bên trong rất ngắn, liên tục rẽ ngoặt quanh co, che chắn
khéo léo, người đi phía trước đã qua chỗ ngoặt đến mấy bước, mà người
sau chưa chắc đã bám theo kịp. Người đi sau đến chỗ rẽ, phải quan sát kỹ
mới biết được phía trước nên đi đường nào. Đôi khi, mặc dù đã nhìn thấy
người phía trước, nhưng con đường dưới chân chưa chắc đã dấn được tới
nơi, không chừng lại có ao nhỏ, cầu ngắn chắn đường, phải đi vòng sang
bên cạnh. Chỉ có người ở giữa mới có thể luôn phối hợp được với hai phía
trước sau, và trước mặt sau lưng cũng luôn có người hỗ trợ che chắn. Vì
vậy, Quan Ngũ Lang vốn định đi sau cùng, nhưng đã bị ông Lục ngăn lại.
Ông biết rõ mặc dù Quan Ngũ Lang dũng mãnh kiên cường không màng
sống chết, nhưng anh ta quá thật thà, rất dễ mắc lừa. Nếu như để anh ta đi
đoạn hậu, chỉ cần hơi tụt lại phía sau, chắc chắn sẽ trúng bẫy.
Thế là Quan Ngũ Lang đi lên phía trước ông Lục. Anh ta đeo xéo cái gùi
tròn sau lưng, tay nắm chặt chuôi đao bằng sắt sống. Dẫu rằng Ngũ Lang là
đệ tử của Lỗ Ân, nhưng anh ta lại không biết đao pháp xuân thu. Điều này
có liên quan tới ngộ tính và thể trạng, cũng liên quan đến tính khí và nhân
cách của anh ta.
Ngũ Lang mới chín tuổi đã bắt đầu theo nghề kéo thuyền ở bên sông Vận
Hà, nhưng khi đó, sức ăn đã khỏe gấp đôi người trưởng thành, sợi dây kéo
thuyền sau lưng anh ta bao giờ cũng căng hơn tất cả những người khác.
Ngũ Lang mồ côi cha mẹ từ tấm bé, bẩm sinh sức khỏe hơn người, nhưng