trong cuộc đời, hẳn ai cũng có được một vài tri kỷ. Đối với ông, tri kỷ thật
sự chỉ có hai. Một trong hai người đó chính là Lỗ Thịnh Nghĩa. Nhưng suy
cho cùng, Lỗ Thịnh Nghĩa có vẻ giống như một người anh em, một người
thân thuộc của ông hơn là tri kỷ. Đặc biệt là trong hơn hai mươi năm sống
trong nhà họ Lỗ, ông thực sự đã coi đây là nhà của chính mình. Còn người
tri kỷ thứ hai, ông giấu kín tận đáy lòng, chưa bao giờ mở miệng hé lộ với
bất kỳ ai.
Các chiêu thức trong công phu Bố cát của nhà họ Lỗ rất trùng hợp với
những phương thuật mà ông Lục đã học được. Các kỹ pháp cần sử dụng cả
trí lực và sự khéo léo như tìm huyệt, chọn giờ, tàng bảo, cải tướng… trong
thuật Bố cát đã giúp ông có cơ hội để bộc lộ tài năng vốn có.
Ông Lục ở nhà họ Lỗ đã nhiều năm, tất cả mọi người đều kính trọng ông,
coi ông như người thầy, người thân thích. Ở đây, ông đã tìm lại được niềm
vui và tình cảm mà lâu lắm rồi ông không có được. Với ông, một nửa là ơn
tri ngộ, còn một nửa là tình thân, tình bằng hữu.
Trước khi bước vào cổng sau, ông đã kịp lấy bàn Độn giáp trong người
ra xem thử, thấy cửu tinh chủ về sao Thiên Vệ, hợp với báo thù giải oan,
ban ơn kết bạn. Bát môn là Kinh môn, hợp với bắt giữ trộm cướp, kiện
tụng, mưu kế, tạo nghi ngờ. Ông không biết xét về mặt tướng số là Lỗ gia
có lợi hay đối phương có lợi. Lời phán đoán có chút mâu thuẫn, cùng giống
như mâu thuẫn đang ngấm ngầm khởi dậy trong lòng ông lúc này.
Khi ông Lục bước vào cổng sau, chỉ nhìn thấy ba người, Lỗ Ân đi đầu đã
rẽ ngoặt về hành lang phía trước. Khi ông đến chỗ tiếp nối giữa mái hiên
với hành lang phía trước, chỉ còn thấy Lỗ Ân và Lỗ Thịnh Nghĩa đang đi về
phía bờ ao ở cách đó khá xa, mà không thấy bóng dáng Liễu Nhi và Ngũ
Lang đâu nữa. Ông cũng không mấy bận tâm, vì rất có thể giữa ông và Lỗ
Thịnh Nghĩa còn có một đoạn khuất khúc, phải ngoặt thêm một vài chỗ nữa
mới có thể nhìn thấy người.
Đúng lúc đó Lỗ Thịnh Nghĩa ngoảnh đầu lại, nhìn thấy ông Lục ở tận
phía sau, vẻ mặt đột nhiên biến sắc. Ông không nói gì, cũng không đi tiếp,